Cách chữa giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết

Giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người có được những thông tin cụ thể về căn bệnh này, cách chữa giãn tĩnh mạch như thế nào. Vậy bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về căn bệnh cũng như biết cách chữa giãn tĩnh mạch hiệu quả.
4

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có những biến chứng nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến một số những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như chuột rút về đêm, sưng to hoặc đau buốt cẳng chân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Ngoài ra, với một số các bệnh nhân còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tắc tĩnh mạch, sưng đỏ và các tĩnh mạch chân bị nổi rõ, viêm cứng dẫn đến tình trạng mất khả năng lao động.

Nếu không được điều trị đúng cách có thể xuất hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn và làm rối loạn dinh dưỡng dưới da, làm cho da chân người bệnh bị biến đổi màu sắc, lở loét và các khối huyết hình thành có thể di chuyển ngược lên tim, phổi dẫn đến nguy cơ tử vong là những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải.

Do đó, để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trên thì người bệnh cần có hương điều trị đúng cách, kịp thời.

Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Các cách chữa suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết

Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc là phương pháp được dùng đối với những bệnh nhân mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ, những biểu hiện ban đầu của bệnh. Khi xuất hiện những biểu hiện nhẹ thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được khám và có được hướng điều trị, sử dụng thuốc đúng cách.

Phẫu thuật: Bác sĩ thường tiến hành chỉ định phẫu thuật đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ở cấp độ nặng. Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật mổ để rút bỏ các tĩnh mạch bị giãn khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức ngày càng nhiều.

Với phương pháp này có thể giúp điều trị tận gốc nhưng thường tốn kém nhiều thời gian cũng như chi phí so với các phương pháp khác.

Liệu pháp xơ hóa: Phương pháp sử dụng chất gây xơ hóa tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch nhằm phá hủy nội mô và sợi hóa mạch máu, giúp cho máu được lưu thông một cách bình thường nhằm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về cách chữa giãn tĩnh mạch.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ