Tập thể dục mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho con người. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với chứng giãn tĩnh mạch, bạn cần điều chỉnh thói quen tập thể dục để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy những lưu ý trong việc tập thể dục cho người bị giãn tĩnh mạch là gì?
Nhiều bài tập thể dục có tác dụng tốt đối với sức khỏe tĩnh mạch vì chúng tăng cường lưu thông máu và kích thích hoạt động cơ bắp chân, hỗ trợ việc duy trì cân nặng hợp lý.
Nhưng nếu bạn gặp tình trạng giãn tĩnh mạch, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên tránh những bài tập có cường độ cao và có tác động mạnh và quá mức lên chân. Hạn chế chạy bộ nhanh, nhiều. Bệnh giãn tĩnh mạch đã khiến chân bạn mỏi mệt, đau nhức, chuột rút và cảm giác nặng nề. Thêm những bài tập này có thể gia tăng áp lực lên tĩnh mạch.
- Các bài tập nâng tạ, đặc biệt là khi bạn vừa nâng tạ nặng và nín thở, có thể gây căng thẳng cho vùng bụng và các tĩnh mạch ở chân. Mặc dù nâng tạ không gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc quá mức, có thể có tác động không tốt cho tĩnh mạch.
Để điều chỉnh thói quen tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ nhằm bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch như:
- Mang vớ nén trong khi chạy bộ nếu bạn vẫn yêu thích chạy bộ.
- Luôn khởi động và giãn cơ trước khi tập luyện.
- Mang giày vừa vặn và chọn loại có thiết kế phù hợp với loại hình tập luyện mà bạn đang thực hiện.
- Thay thế các bài tập có tác động mạnh bằng các bài tập có tác động nhẹ như bơi lội, yoga hoặc đạp xe đạp.
Đừng để sự khó chịu của chứng giãn tĩnh mạch ngăn cản lối sống năng động của bạn. Nếu chân mệt mỏi và đau nhức thường xuyên, bạn hãy liên hệ đặt lịch hẹn với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi qua điện thoại số 0987 95 45 45-0987 95 05 05 để được tư vấn về cách chữa trị và cách bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch tốt nhất.