PHÒNG KHÁM TĨNH MẠCH SÀI GÒN

Cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Bài tập giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên biết 

Giãn tĩnh mạch chân là một trong nhiều những căn bệnh phổ biến hiện nay. Dù chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có một số các yếu tố gián tiếp như điều kiện làm việc, tuổi tác, di truyền… Và để giảm thiểu tình trạng bệnh thì việc luyện tập các bài tập thể dục là phương pháp nên được thực hiện. Vậy những bài tập đó là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Tại sao nên luyện tập các bài tập thể dục? 

Việc luyện tập thể dục thường xuyên là một cách thức giúp nâng cao sức khỏe đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu lưu thông trong các tĩnh mạch khó khăn, tắc nghẽn dẫn đến tình trạng đau mỏi chân, nhức chân thậm chí xuất hiện các vết loét, khó đi lại. Khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, nhiều người do không biết nên thường chủ quan. Việc luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp người bệnh có sức khỏe tốt, giảm mỡ thừa mà còn giúp cho tình trạng máu lưu thông dễ dàng hơn, giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng ứ đọng máu ở chân gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hệ tĩnh mạch.

Bài tập giãn tĩnh mạch chân hiệu quả 

Một số các bài tập dành cho các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân có thể kể đến như:

Bài tập khi nằm: Nằm dưới một tấm thảm có độ dày vừa phải, tay xuôi theo thân người, áp sát 2 bên hông. Sau đó nâng một chân lên cao, gập chân 45 độ và thả chân xuống, thực hiện tương tự với bên còn lại. Mỗi nhịp chân giơ lên thì bạn hít thật sâu và dần thở từ từ khi hạ xuống. Bạn nên kiên trì luyện tập mỗi chân 20 lần và tập thường xuyên hàng ngày vào buổi sáng và tối để phát huy tác dụng.

Bài tập khi ngồi: Nếu công việc của bạn là việc văn phòng, khi ngồi làm việc bạn đặt chân vuông góc với ghế, mặt phía dưới đùi không đè nén sát lên mặt ghế, khoảng 10 phút thì tiến hành xoay cổ chân một lần để tránh tình trạng máu dồn và ứ đọng ở cổ chân, bàn chân, giúp cho máu lưu thông được hiệu quả hơn.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch và biết thêm về các bài tập giúp giảm thiểu tình trạng suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

 

Chia sẻ