Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến với khoảng hơn 1/3 dân số mắc bệnh và có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, Giãn tĩnh mạch không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên bề mặt da như nổi gân xanh, đỏ, gân ngoằn ngoèo, da đổi màu vv… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khác như đi lại khó khăn, chân đau, chân lở loét và cản trở quá trình vận chuyển máu về tim vv… Tìm hiểu những biểu hiện giãn tĩnh mạch là rất cần thiết để có thể điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch có thể nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể nhìn thấy các tĩnh mạch bị giãn có màu xanh, màu sẫm hoặc hình dạng xoắn nổi lên dưới bề mặt da, tuy nhiên, không phải ai cũng có các dấu hiệu đó. Những triệu chứng ban đầu là người bệnh có cảm giác chân nặng nề, đau mỏi thường xuyên và tình trạng càng tồi tệ hơn sau thời gian phải đứng hoặc ngồi lâu. Khi bệnh tiến triển, có các biểu hiện là chân ngứa ran, châm chích, có thể sưng ở bàn chân và mắc các chân. Da chân đổi màu, da khô, mỏng, các tĩnh mạch sưng viêm. Khi giãn tĩnh mạch đã sang giai đoạn biến chứng sẽ hình thành các vết loét và chân có thể bị chảy máu sau những chấn thương nhỏ.
Giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng khi có dấu hiệu của sự tắc nghẽn làm hình thành các cục máu đông di chuyển trong lòng tĩnh mạch, có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
Phòng ngừa giãn tĩnh mạch như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch, bảo vệ bản thân, bạn cần lưu ý:
- Tập thể dục đều đặn, quen thuộc như đi bộ hàng ngày, tăng cường các hoạt động bơi lội, đi xe đạp vv…
- Lưu ý cách sử dụng trang phục, không sử dụng trang phục quá bó eo, hông và ôm chân gây cản trở lưu thông máu, không đi giày cao gót có hại cho tĩnh mạch.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và trái cây tươi, không ăn nhiều tinh bột mì trắng, thực phẩm chế biến sẵn, không ăn nhiều muối, nhiều đường.
- Việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ dẫn tới việc tích tụ máu dưới chân vì vậy, nếu bạn đang làm một công việc không có nhiều cơ hội vận động, hãy cố gắng đứng lên và thay đổi tư thế vài lần trong ngày.
Những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra chân bạn và ghi nhận các dấu hiệu, sau đó siêu âm mạch máu doppler xác định hệ thống tĩnh mạch nào suy, tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu hoặc các nhánh tĩnh mạch xuyên, để từ đó có kế hoạch điều trị cho cho người bệnh sớm nhất có thể.