Giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn nở và không hoạt động đúng cách. Đây thường là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân:
Hiểu được triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch ở chân rất quan trọng để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân là: chân đau, sưng, mệt mỏi, nặng nề hoặc ngứa ran. Ngoài ra, chân còn có thể xuất hiện những đường gân xanh nổi dưới bề mặt da.
Cách khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân:
Thay đổi lối sống để tránh giãn tĩnh mạch ở chân: Để giảm nguy cơ và cải thiện triệu chứng giãn tĩnh mạch, hãy thực hiện việc thay đổi trong lối sống hàng ngày. Hạn chế thời gian bạn ngồi hoặc đứng lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục định, đi xe đạp hoặc bơi lội. Nâng chân lên trong khi nghỉ ngơi. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân: Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý giãn tĩnh mạch. Hãy tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ sự tuần hoàn. Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đồ ngọt và thức uống có cồn.
Thực hiện các biện pháp chữa trị: Nếu triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân của bạn có vẻ nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp điều trị y tế khác như: Kê toa thuốc uống kết hợp với mang vớ nén y khoa tạo áp lực giúp các tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị chích xơ hoặc laser nội mạch giúp hủy bỏ các tĩnh mạch bị bệnh gây đau chân và sưng chân.
Ngăn chặn tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân có thể có nhiều cách. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, tốt nhất, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và siêu âm. Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, nơi khám chữa trị giãn tĩnh mạch tay, chân với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao nhiều kinh nghiệm sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.