Một trong những căn bệnh phổ biến, thường hay gặp ở chị em phụ nữ đặc biệt là những người thường xuyên phải làm các nghề nghiệp có đặc thù đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ hay các bác sĩ phẫu thuật đó là bệnh giãn tĩnh mạch. Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng nếu như không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh giãn tĩnh mạch để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị sớm.
Nội Dung
1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Theo các tài liệu Y khoa có định nghĩa, bệnh giãn tĩnh mạnh chính là tình trạng các tĩnh mạch bị phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Bệnh giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của bệnh nhân mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân. Nếu như bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch sẽ dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch rất phổ biến. Những đối tượng thường xuyên mắc phải căn bệnh này đó chính là người lớn tuổi, phụ nữ, người bị thừa cân hoặc những người vì công việc, phải đứng trong một thời gian dài.
2. Những nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch
Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, có những nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ngày càng tăng cao đó chính là:
Do chế độ ăn uống
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch đó chính là do chế độ ăn uống của bạn không đúng dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Tình trạng béo phì là tác nhân vô cùng lớn dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch đặc biệt là ở nữ giới.
Để có thể tránh tình trạng béo phì thừa cân dẫn đến giãn tĩnh mạch và những hệ lụy khác cho sức khỏe, mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên đều đặn hàng ngày các bạn nhé.
Do chế độ làm việc
Những người thường xuyên phải đứng nhiều khi làm việc, ngồi lâu một chỗ và phải mang vác nhiều sẽ khiến cho máu bị dồn nhiều ở 2 chân sẽ làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân. Nếu như quá trình này diễn ra thường xuyên và lâu dài có thể là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Để khắc phục được tình trạng này nếu như bạn thường xuyên phải làm việc trong những môi trường ấy hãy tạo cho mình thói quen vận động nhiều hơn thi đi lại trong phòng khoảng từ 2 – 5 phút sau 2 tiếng ngồi làm việc liên tiếp.
Do yếu tố tuổi tác
Tuổi tác càng cao cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tuổi thọ càng cao thì sự suy giảm chức năng của các tĩnh mạch càng lớn. Để khắc phục tình trạng này, người cao tuổi cần duy trì cho mình thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, hoạt động thư giãn để giảm tối đa những nguy cơ gây ra bệnh.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì trang phục không phù hợp cũng chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các loại quần bó, quần jeans là những trang phục bó sát có thể rất đẹp khiến cho áp lực ở các tĩnh mạch chân luôn ở trạng thái cao dần dần sẽ gây ra bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở chân.
Đê khắc phục được tình trạng này, các bạn đặc biệt là các bạn gái nên hạn chế mặc những loại quần bó, thay vào đó mặc trang phục cho thoải mái nhất sẽ là cách hữu hiệu cho trường hợp này.
Trên đây là một số những nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch mà bạn có thể tham khảo. Thực tế, với mỗi người có cơ địa khác nhau, sẽ có những nguy cơ bị giãn tĩnh mạch khác nhau.
3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Nếu như bạn đang gặp phải một trong số những triệu chứng sau đây chứng tỏ có nguy cơ cao bạn đang mắc phải căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một số biểu hiện điển hình của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch đó chính là cảm giác nặng chân, tê mỏi, có cảm giác buồn như kiến bò, chuột rút chân, đau nhức chân đặc biệt ở những vùng như bắp chân, bàn chân. Bệnh nhân bị sưng vù ở vùng mu bàn chân hoặc cổ chân. Một số bệnh nhân có cảm giác bị ngứa, nóng rát, đau dọc mạch máu.
Nếu như quan sát bằng mắt thường bạn sẽ thấy những tĩnh mạch xanh nổi và phình dọc theo đùi, cẳng chân, trên mắt cá hoặc trên đầu gối, thay đổi theo màu sắc da xung quanh cổ chân. Càng về những giai đoạn cuối thì những biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch lại càng thể hiện rõ hơn và gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho bệnh nhân.
Dưới đây chính 7 giai đoạn phát triển của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch từ nhẹ đến nặng:
- Giai đoạn 0: đây chính là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ở giai đoạn này bệnh nhân không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch, có thể quan sát hay sờ thấy. Khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ cũng rất khó để có thể phát hiện ra những dấu hiệu của căn bệnh này.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn này, bệnh nhân gặp phải tình trạng giãn mao mạch, mạng nhện hoặc dạng lưới đường kính nhỏ hơn 3 mm.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này, bệnh nhân gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch với đường kính đã phát triển lớn hơn 3 mm
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đã bắt đầu gặp phải tình trạng phù chi dưới, tuy nhiên có có biến đổi sắc tố trên da.
- Giai đoạn 4: Bệnh nhân ở giai đoạn này bắt đầu gặp phải những biến đổi trên da do bệnh lý suy giãn tĩnh mạch: những biến đổi trên da có thể là hiện tượng sạm da, chàm tĩnh mạch, teo da, xơ mỡ da.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn 5 gồm những biểu hiện biến đổi trên da như giai đoạn 4, loét da đã liền sẹo.
- Giai đoạn 6: gồm các biểu biện biến đổi trên da như giai đoạn 4, tuy nhiên loét da chưa liền sẹo.
Trên đây chính là những giai đoạn phát triển thường thấy ở những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Càng về những giai đoạn sau thì triệu chứng của bệnh càng điển hình và rõ ràng hơn. Bệnh suy giãn tĩnh mạch một khi không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn cho sức khỏe bệnh nhân.
4. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay có nhjiều phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. như phương pháp phẫu thuật, cắt đốt bằng laser hay chích xơ. Bác sĩ sau khi thăm khám, xác định tình trạng, sẽ chỉ định lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Phương pháp sử dụng thuốc
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch nông cấp độ nhẹ hoặc giãn tĩnh mạch sâu có thể được điểu trị bằng các loại thuốc uống giúp bền thành mạch, giảm đau nhức, nặng, mỏi chân như Daflon, Rutin C, Veinamitol, Venpoten v.v…
Thuốc uống cũng giúp giảm nguy cơ hình thành những mao mạch mới, làm tĩnh mạch mạnh lên. chống viêm, bảo vệ mạch máu, chống huyết khối.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống mà nên uống theo toa của bác sĩ.
Sử dụng các BIỆN PHÁP CAN THIỆP HOẶC phẫu thuật
Những biện pháp can thiệp hay phẫu thuật đểu có chung mục tiêu đó chính là phá bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm cho những tĩnh mạch này không còn có chức năng đưa máu về tim.
Xơ hóa chính là thủ thuật làm tắc các tĩnh mach nhỏ và trung bình bằng cách tạo những vết sẹo và không cho máu vào những tĩnh mạch này. Xơ hóa là thủ thuật hiệu quả nếu như được thực hiện một cách chính bởi các bác sĩ có tay nghề cao.
Laser nội mạch cũng là biện pháp được sử dụng rộng rãi. Năng lượng từ tia laser sẽ có tác dụng hủy các tĩnh mạch bị bệnh và giảm thiểu tình trạng nổi gân ngoằn ngoèo.
Phẫu thuật tĩnh mạch: phẫu thuật tĩnh mạch thường được sử dụng đối với những tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên da. Bác sĩ sẽ thắt, cắt tĩnh mạch để loại bỏ chúng, người bệnh sẽ được gây mê. Thời gian phục hồi cho phẩu thuật này khoảng 1-4 tuần.
Mang VỚ y khoa
Một trong những phương pháp chữa giãn tĩnh mạch phổ biến và đơn giản hiện nay là sử dụng vớ y khoa. Khi dùng vớ y khoa, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề như đo đúng kích thước để chọn kích cỡ đúng. Cứ sau khoảng 2 giờ đeo thì bạn lại cởi ra sau đó mang lại. Cứ khoảng 6 tháng thì bệnh nhân nên thay 1 đôi.
Bên cạnh những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch trên đây thì bệnh nhân cũng nên bổ sung chất xơ và các loại vitamin C, B , E. Khi được bổ sung chất xơ hàng ngày, bạn có thể sẽ phòng tránh được bệnh giãn tĩnh mạch. Ngoài ra chất xơ còn làm giảm cholesterol, ổn định đường huyết sẽ giúp bạn tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm khác.
5. Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của bệnh nhân đồng thời gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu. Nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như hiện tượng phù, lở loét khó lành ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống đồng thời tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Tỉ lệ bệnh suy giãn tĩnh mạch tăng dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng cao. Tuy nhiên, người trẻ không vì thế mà chủ quan với bệnh, nên chủ động phòng tránh căn bệnh này.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Để phòng bệnh, bạn cần hạn chế đứng lâu, ngồi một chỗ lâu. Thay vào đó nên tiến hành luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt đi bộ ít nhất khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh luyện tập thể dục thể thao thì bạn cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước mỗi ngày.
6. Bệnh suy giãn tĩnh mạch khám ở đâu?
Chúng ta cũng biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch không hề gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra bất tiện và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc lựa chọn được những phòng khám uy tín điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết giúp các bệnh nhân có thể giảm thiểu được tối đa chi phí điều trị.
Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn chính là địa chỉ bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến, các phương pháp điều trị được cập nhật thường xuyên, Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn tự tin sẽ khiến các bệnh nhân có thể hoàn toàn hài lòng về hiệu quả điều trị.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
- https://thanhnien.vn/suc-khoe/bac-si-oi-gian-tinh-mach-la-gi-553122.html
- https://tuoitre.vn/dieu-tri-gian-tinh-mach-bang-laser-thanh-cong-96-531069.htm
- https://nld.com.vn/khoe-va-dep/gian-tinh-mach-chan-cho-xem-nhe-20110810101921207.htm