Hiện nay, bênh suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ngày càng phổ biến, tuy nhiên những dấu hiệu nhận biết bệnh thì không phải ai cũng biết và thường nhầm lần với một số căn bệnh khác. Điều này khiến cho người bệnh khó phát hiện bệnh để tiến hành điều trị kịp thời. Vậy bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để cùng có thêm thông tin về các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân để kịp thời phát hiện bệnh.
Nội Dung
Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Khi bạn thấy xuất hiện một số các triệu chứng dưới đây thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh như mỏi chân, nặng chân, đau bắp chân và cảm giác bị căng nặng chân; mắt cá chân bị sưng và thường thấy rõ nhất vào buổi tối sau mỗi ngày làm việc; chân hay xuất hiện tình trạng chuột rút và có cảm giác kiến bò, ngứa chân…
Những dấu hiệu này thường rất dễ nhầm với những căn bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan không kiểm tra khám bác sĩ nên tình trạng ngày càng nặng. Đặc biệt dấu hiệu rõ nhất để nhận biết là có những đường vành mạch máu nhỏ hoặc đường gân xanh nổi to ở trên da; đau cổ chân, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…Các triệu chứng trên có thể xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn khi người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu. Do đó, bạn cần nhận biết ra các dấu hiệu để có thể có phương án điều trị kịp thời.
Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể xuất hiện một số các biến chứng nguy hiểm: tĩnh mạch ngày càng to gây mất thẩm mỹ, thậm chí là xuất hiện các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, gây tắc nghẽn tĩnh mạch và có thể di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác. Nhiều bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thì bạn có thể sử dụng thuốc và sử dụng vớ y khoa phù hợp. Đây là phương pháp phù hợp với những bệnh nhân mới xuất hiện tình trạng bệnh và chưa điều trị suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật là tiến hành cắt bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, tránh làm ảnh hưởng đến các phần tĩnh mạch khác. Phương pháp này thường sử dụng với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng và điều trị thuốc không khỏi.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích.