Nặng chân, tê mỏi chân, chuột rút về đêm là dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch là hậu quả của suy van tĩnh mạch. Suy van tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân.
Nội Dung
Nặng mỏi chân, chuột rút về đêm: dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch
Bệnh nhân mắc chứng giãn tĩnh mạch thường cảm thấy nặng, mỏi chân. Cảm giác này sẽ rõ rệt hơn vào buổi chiều tối, sau khi người bệnh đứng lâu, ngồi nhiều, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt…
Ngoài nặng, mỏi chân, bệnh nhân giãn tĩnh mạch còn xuất hiện thêm các dấu hiệu nổi gân xanh ngoằn ngoèo vùng chân, tê rần lòng bàn chân, căng tức bắp chân, chuột rút về đêm…
Ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vùng chân, gây nặng nề, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp, khó điều trị như thâm da, loét chân khó lành, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể làm tắc mạch máu tại chỗ, hoặc có thể bị bong ra, trôi theo dòng máu, chảy về tim gây nhồi máu cơ tim, hoặc chảy về các cơ quan khác như não dẫn đến nhồi máu não. Nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, các cục máu đông có thể trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong rất cao.
Làm gì khi nặng chân, mỏi chân, chuột rút về đêm
Điều trị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm cho kết quả cao hơn, hạn chế biến chứng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Do đó, khi có dấu hiệu chân thường xuyên nặng, mỏi, chuột rút về đêm, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa tĩnh mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay việc điều trị ứng dụng công nghệ cao ra đời, đã giúp người bệnh phần nào trút bỏ đi nỗi lo phải điều trị bằng phẫu thuật. Những lo ngại về việc phẫu thuật với nhiều nguy hiểm tiềm tàng như nhiễm trùng vết thương, mất máu, đau đớn, biến chứng gây mê và thẹo xấu sau điều trị v.v.. đều được khắc phục bởi phương pháp can thiệp laser nội mạch hoặc xơ hóa tĩnh mạch. Với độ an toàn và tính thẫm mỹ cao, các phương pháp này đang dần thay thế phương pháp phẫu thuật cổ điển và được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser không cần mổ
Người bệnh không nên tự ý chữa trị tại nhà bằng các phương pháp truyền miệng như chích lể, bôi thuốc… Việc làm này không những không mang lại kết quả mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó điều trị hơn.