PHÒNG KHÁM TĨNH MẠCH SÀI GÒN

Cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên biết

Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh phổ biến bởi hơn 1/3 dân số mắc phải căn bệnh này. Nhưng liệu chúng ta đã có được những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này hay chưa? Đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cũng như cách điều trị ra sao nếu không may mắc phải bệnh? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết về nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân trực tiếp gây nên giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tuổi tác càng cao chúng ta càng dễ mắc phải giãn tĩnh mạch chân. Vì khi chúng ta càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể dần dần thoái hóa và hoạt động kém đi, trong đó có hệ thống tĩnh mạch, thành mạch và các van trong lòng tĩnh mạch. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tĩnh mạch đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân là do tư thế trong sinh hoạt hàng ngày, làm việc trong môi trường yêu cầu phải thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động hay các công việc yêu cầu phải mang vác vật nặng. Ngoài ra, giãn tĩnh mạch cũng là căn bệnh có tính di truyền, vì vậy, khi gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch chân thì rất có thể các thành viên khác cùng huyết thống có thể mắc bệnh tương tự với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải suy giãn tĩnh mạch chân bởi khi thai nhi phát triển càng lớn, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ, gây chèn ép làm gia tăng áp lực đẩy máu vào tĩnh mạch chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.v.v..

 

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân

 

Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên biết

Khi mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, ở giai đoạn đầu người bệnh có thể chỉ cảm nhận thấy chân thường bị tê, nặng, mỏi.. sau khi đứng hoặc ngồi quá lâu và thường tình trạng sẽ tệ hơn vào lúc chiều tối. Thông thường người bệnh có tâm lý xem nhẹ những dấu hiệu này của cơ thể bởi cho rằng những khó chịu này sẽ nhanh chóng qua đi. Sau một thời gian, vùng chân bị suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện những tĩnh mạch nhện li ti hoặc những tĩnh mạch giãn lớn, nổi cộm lên trên bề mặt da. Giai đoạn sau đó chân có thể xuất hiện hiện tượng phù nề, da chân đổi màu, sơ bì, sừng hóa thậm chí xuất hiện những vết lở loét thì bệnh đã đi đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều đau đớn và việc điều trị cũng sẽ khó khăn và tốn kém hơn, chưa kể đến, nguy cơ nhiễm trùng vết thương là rất cao. Vì vậy khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chúng ta nên nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng để bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, trở nên khó điều trị .

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

 

Chia sẻ