Giãn tĩnh mạch là căn bệnh hiện nay nhiều người đang mắc phải. Tuy nhiên, họ không phát hiện được khi mới xuất hiện những dấu hiệu ban đầu để có thể điều trị kịp thời. Chỉ khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, khi tình trạng đau chân, mỏi và tê chân xảy ra nhiều và thường xuyên, khi những đường gân xanh tím nổi ngoằn ngoèo, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì họ mới đi khám và điều trị. Vì vậy, đối với người bị giãn tĩnh mạch, việc tìm hiểu về các cách điều trị để có kế hoạch chữa bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.
Những dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh cần phải biết
Qua các cuộc khảo sát và tìm hiểu gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều người đang mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch, nhưng khi được hỏi thì đa số mọi người lại không biết rằng mình bị mắc bệnh. Sở dĩ điều này xảy ra là bởi những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh khá giống với những bệnh lý khác mà mọi người thường gặp, tiêu biểu như tình trạng chuột rút hay đau mỏi chân, tê chân … Chính vì thế mà nhiều người chủ quan và cho rằng không có vấn đề gì, từ đó không có kế hoạch chữa giãn tĩnh mạch chân phù hợp.
Vì vậy, để bệnh không phát triển và trở nên nghiêm trọng thì mọi người cần phải nhận biết một cách kịp thời những dấu hiệu ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Khi có các dấu hiệu dưới đây, cho thấy nhiều khả năng bạn đã bị giãn tĩnh mạch
- Tình trạng tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ li ti như sợi tóc hoặc có thể lớn như chiếc đũa.
- Nặng chân, mỏi chân và đau nhức chân.
- Cảm giác nóng, ngứa, và co cứng chân, hay bị chuột rút về đêm
- Cảm giác tê, châm chích như kiếm bò ở chân
- Phù chân xuất hiện vào buổi chiều khi đứng lâu.
Vì sao mọi người nên chữa trị càng sớm càng tốt ?
Việc phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa trị cho hầu hết các loại bệnh. Giãn tĩnh mạch là bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh như trên, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể về việc điều trị. Giãn tĩnh mạch là căn bệnh mà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dễ dàng hơn và chi phí ít tốn kém hơn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán cấp độ bệnh dựa trên kết quả trực tiếp khám lâm sàng và siêu âm mạch máu, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.