Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Những tĩnh mạch chân giúp đưa máu vận chuyển ngược về tim. Khi các van tĩnh mạch bị suy yếu, máu có thể ứ đọng lại ở chân, gây ra tình trạng sưng tấy và suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị suy giãn có thể bị vỡ khi áp lực thành mạch cao hoặc những khi va chạm, cọ xát ở bề mặt da, gọi là tình trạng vỡ tĩnh mạch chân.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Những người phải đứng lâu, ngồi nhiều dễ dẫn đến tình trạng chân bị giãn tĩnh mạch
Người cao tuổi là một trong những đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất và nguyên nhân là do ít vận động và hệ tĩnh mạch suy yếu theo thời gian. Lão hoá sẽ làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn, dù không phải ai già đi cũng mắc phải căn bệnh này. Vẫn có nhiều trường hợp trẻ bị giãn tĩnh mạch ở tuổi 13-15.
Phụ nữ thường xuyên mặc quần quá chật, đi giày cao gót, phụ nữ mang thai, béo phì có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch
Phòng ngừa giãn tĩnh mạch là cách tốt nhất để tránh được tình trạng vỡ tĩnh mạch chân:
- Vận động thường xuyên và chú ý đổi tư thế nếu phải làm những công việc cần đứng lâu hoặc ngồi nhiều
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ít chất béo và hận chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường tham gia các môn thể thao tốt cho tĩnh mạch như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội vv… vì chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tĩnh mạch.
Vỡ tĩnh mạch chân cần được xử lý kịp thời
- Khi thấy tình trạng các tĩnh mạch bị vỡ gây chảy máu, bệnh nhân hoặc người nhà nên gọi cấp cứu ngay.
- Trong khi chờ đợi cấp cứu. người bệnh hoặc người thân nên xử trí ngay bằng cách: Thấm bông mềm ép lên các vị trí chảy máu.
- Nằm xuống, đưa chân kê lên cao và cố thư giãn, bình tĩnh
- Giữ bông hoặc gạc nén cho đến khi máu ngưng chảy hoàn toàn, lúc đó, người bệnh có thể đứng dậy và đi đến gặp bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ tùy theo mức độ suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân mà có biện pháp xử lý kịp thời.
Những biến chứng và hệ lụy của bệnh giãn tĩnh mạch dẫn đến trường hợp vỡ tĩnh mạch gây chảy máu có thể gây hoang mang, hoảng sợ cho người bệnh. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán đúng bệnh và được tư vấn về hướng điều trị hiệu quả.