So với việc đến các phòng khám hay bệnh viện để khám và điều trị giãn tĩnh mạch, thì việc bôi kem giãn tĩnh mạch tiện lợi hơn. Chỉ cần một cuộc gọi điện thoại, một cái nhấp chuột là có ngay một tuýp kem bôi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là sự lựa chọn đúng đắn?
Nội Dung
Lợi ích của các loại kem bôi giãn tĩnh mạch
Kem bôi giãn tĩnh mạch với các thành phần từ thiên nhiên có những công dụng nhất định trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch:
- Các chất chiết xuất từ cây lô hội có chứa các thành phần có tính kháng khuẩn và khử trùng như: axit salicylic, axit cinnamic, lưu huỳnh, phenol, nitơ.
- Cao hạt dẻ ngựa có tác dụng giảm phù nề, làm dịu những cơn đau và sưng gây nên sự khó chịu ở chân.
- Chất tannin chiết xuất từ cây phỉ (witch – hazel) có trong một số kem bôi cũng có tác dụng tích cực trong việc giảm đau và chống viêm.
- Một số loại kem bôi còn bổ sung các thành phần Vitamin K,A và E, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch.
Sử dụng kem bôi có phải là cách điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả?
Với những thành phần thiên nhiên như trên, kem bôi giãn tĩnh mạch chỉ có khả năng làm phần nào các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chứ không thể điều trị dứt điểm từ gốc. Bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến ở bên trong và có thể gây ra các biến chứng phức tạp như thâm da, loét chân khó lành, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể dẫn đến tử vong.
Làm thế nào để điều trị giãn tĩnh mạch từ gốc
Điều trị để giảm triệu chứng khác với chữa khỏi hẳn bệnh để không còn triệu chứng. Muốn điều trị giãn tĩnh mạch từ gốc, theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, cần phải loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh thay vì chỉ giảm những cơn đau.
Tại buổi tư vấn trực tuyến trên Vnexpress ngày 15/07/2015, chuyên gia tĩnh mạch Olivier Hartung, Bệnh viện ĐH Marseille du Nord, Pháp cho biết :“Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông bị giãn như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch bị giãn bằng laser nội mạch hoặc sóng cao tần. Sóng cao tần và laser nội mạch là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau, không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn. Đây là cách điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân”.
Đề cập đến mong muốn của bệnh nhân về kết quả điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, tiến sỹ Peter Gregory Đại học Johns Hopkins, kinh nghiệm hơn 10 năm điều trị giãn tĩnh mạch tại Mỹ cho rằng : “Bệnh nhân giãn tĩnh mạch cho dù mong muốn kết quả điều trị đem lại vẻ đẹp cho đôi chân hay sự thoải mái và dễ chịu trong sinh hoạt cá nhân thì công nghệ laser vẫn được xem là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tối ưu và nhanh chóng nhất hiện nay.”