PHÒNG KHÁM TĨNH MẠCH SÀI GÒN

Cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

10 BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch qua việc xây dựng lối sống lành mạnh, năng vận động, ăn uống thực phẩm giàu chất xơ… không những giúp bạn cải thiện được sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và có đôi chân nhẹ nhàng hơn. 10 biện pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch sau đây có thể giúp cho bạn có một đôi chân khỏe đẹp và tránh xa căn bệnh này:

Biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch

1.  Duy trì cân nặng phù hợp: Dư thừa cân tạo áp lực lên chân và hệ thống tĩnh mạch, vì vậy nếu đang béo phì thì bạn nên giảm cân để tránh mắc bệnh giãn tĩnh mạch

→Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch bằng Laser nội mạch
2. Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn các thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất xơ. Một chế độ ăn uống ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
3. Tập thể dục thường xuyên: Không những giúp cơ thể bạn phòng ngừa được nhiều bệnh mà còn cho bạn một sức khỏe tốt. Đi bộ hoặc chạy bộ, đạp xe đạp sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu ở chân, chống lại nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
4. Tránh đứng quá lâu: Đứng yên một chỗ trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân. Theo thời gian, áp lực này làm suy yếu thành mạch máu.
5. Phải ngồi đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng và không bắt chéo chân giúp tăng cường tuần hoàn máu. Sau 45 phút đến 1 giờ, nên đứng dậy đi lại
6. Không hút thuốc lá: Nam giới cao huyết áp do hút thuốc lá có thể là nguyên ngân gây giãn tĩnh mạch chân. Hút thuốc còn làm cho máu không lưu thông bình thường, dẫn đến tích tụ ở chân.
7. Hạn chế sử dụng thuốc ngừa thai: Sử dụng thuốc ngừa thai có có hàm lượng estrogen và progesterone trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
8. Tránh ra nắng nhiều: Nếu da bạn quá trắng, ra nắng nhiều mà không che chắn thì có thể dẫn đến tình trạng hình thành các tĩnh mạch mạng nhện.
9. Kê cao chân lên mọi lúc có thể: Thả lỏng chân và nâng cao bàn chân khi ngồi hoặc khi nằm ngủ sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực trong chân và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch hiểu quả.

10. Chú ý trang phục, giày dép phù hợp: Tránh mặc quần bó sát, hạn chế mặc quần bó quanh eo, chân. Quần áo bó chặt sẽ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Mang giày đế thấp giúp bắp chân săn chắc giúp máu dễ lưu thông qua các tĩnh mạch.

Cần làm gì nếu không may mắc phải căn bệnh giãn tĩnh mạch?

Chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là điều nên làm, tuy nhiên nếu bạn không may mắc phải căn bệnh này thì cũng không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể điều trị được. Với sự phát triển của y học, hiện nay có rất nhiều lựa chọn trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu  rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh bởi việc phát hiện càng sớm việc điều trị càng dễ dàng, ít tốn kém mà bệnh nhân cũng ít chịu đau đớn hơn. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện bởi biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì vậy tốt nhất chúng ta nên quan tâm đến việc khám tầm soát tĩnh mạch tại các phòng khám bệnh viện có chuyên khoa tĩnh mạch để được kiểm tra và tư vấn điều trị tốt hơn.

→ Xem thêm: Laser nội mạch điều trị giãn tĩnh mạch không cần mổ

3.5 (70%) 52 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

 

Chia sẻ