Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính mà khi đó van tĩnh mạch bị tổn thương, không thể đẩy máu lưu thông tốt gây ứ đọng máu, tạo ra các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đau), lâu dần gây giãn các tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 35% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh.
Cần làm gì khi có nghi ngờ bạn bị giãn tĩnh mạch?
- Hãy đến khám tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch
Các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan và tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian. Thời gian đầu, có thể các triệu chứng bệnh sẽ giảm vì tác dụng giảm đau của thuốc nhưng gốc bệnh bên trong sẽ vẫn tiếp tục phát triển.Vì vậy, khi có nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và siêu âm doppler để xác định mức độ bệnh và được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp với mình, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Hiện nay nguyên nhân giãn tĩnh mạch chưa được xác định rõ ràng nhưng từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên thay đổi các thói quen: Không nên mặc quần bó sát hoặc mang giày cao gót thường xuyên, hạn chế rượu bia, không lạm dụng thuốc tránh thai, nên ăn thức ăn nhiều vitamin, chất xơ…và tập luyện thể dục thể thao để giúp cho thành mạch máu chắc khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng về bệnh.
- Thực hiện đúng những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thăm khám định kỳ
Nhiều người lầm tưởng rằng giãn tĩnh mạch chỉ cần uống thuốc theo liều và mang vớ y khoa một thời gian bệnh sẽ tự khỏi, không cần thăm khám. Thực ra, để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thì ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, người bệnh cần phải thực hiện đầy đủ và đúng những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: uống thuốc đúng và đủ liều lượng, mang vớ y khoa đúng theo lời căn dặn của bác sĩ, tập thể dục cho chân và nên thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh mà từ đó có phương pháp điều trị bổ sung kịp thời.
Thảo Luận