PHÒNG KHÁM TĨNH MẠCH SÀI GÒN

Cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

6 cấp độ giãn tĩnh mạch

Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân

Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho thấy, có hơn 40% dân số trưởng thành mắc suy tĩnh mạch, trong đó có trên 75% không biết mình mắc bệnh này.

Các bệnh nhân suy tĩnh mạch thường cảm thấy nặng chân, tê chân, đau nhức, mỏi chân, chuột rút, cảm giác nóng rát ở chân, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo… Những dấu hiệu trên thường xuất hiện vào buổi chiều tối. Khi bệnh nhân đứng hay ngồi quá lâu, những cảm giác khó chịu này sẽ tăng lên.

Việc xác định cấp độ bệnh giãn tĩnh mạch đang ở giai đoạn nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc phân chia theo những biểu hiện bên ngoài và theo cảm nhận của bệnh nhân là yếu tố quan trọng.

Dựa theo biểu hiện lâm sàng, bệnh suy tĩnh mạch có thể phân thành 6 cấp độ sau đây:

Cấp độ 0: Bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài, không thể nhìn hay sờ thấy dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy chân thường xuyên bị tê, nặng, mỏi… vào buổi chiều tối.

Cấp độ 1: Tĩnh mạch giãn, tĩnh mạch mạng nhện nhỏ li ti bắt đầu nổi dưới da vùng mắt cá chân, vùng đùi…

Giãn tĩnh mạch cấp độ 1

Cấp độ 2: Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo giống các cuộn dây thừng dưới bề mặt da chân, đường kính các tĩnh mạch giãn trên 3mm.

 

Cấp độ 3: Chân bị phù và phù nhiều vào buổi chiều tối, khi đứng nhiều

 

Cấp độ 4: Da chân bắt đầu đổi màu, cụ thể: da vùng cẳng chân sậm màu, xơ bì, sừng hóa, chân bị phù…

 

Cấp độ 5: Chân bắt đầu bị lở loét, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

 

Cấp độ 6: Chân bị lở loét nặng, da sạm màu và phù…

Chân bị lở loét nặng

Trên thực tế, có không ít trường hợp bị đau chân phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng, ngược lại, có những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. Điều này khiến bệnh nhân thường bỏ qua, và chỉ đi khám và chữa trị khi bệnh đã trở nặng, việc chữa trị lúc này rất phức tạp và tốn nhiều chi phí.

 

 

4.3 (85%) 4 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

 

Chia sẻ