Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện cả ở 2 giới và chủ yếu là ở những người trên 30 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn chưa nắm rõ thông tin về căn bệnh này từ các triệu chứng, nguyên nhân đến cách điều trị. Vậy cũng đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mà ở đó các van trong lòng tĩnh mạch đã bị hư hỏng, làm cho máu chảy theo chiều ngược lại. Thay vì máu di chuyển từ bàn chân lên tim thì máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và khiến cho tĩnh mạch bị giãn ra. Từ đó, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, và gây lên tình trạng viêm tĩnh mạch và nặng hơn có thể dẫn đến nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.
Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến một số các biến chứng như chuột rút về đêm, sưng to hoặc đau buốt cẳng chân làm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, còn một số các biến chứng nguy hiểm khác như bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, sưng đỏ và các tĩnh mạch chân bị nổi rõ và viêm cứng làm mất khả năng lao động nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Và đến cuối cùng thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng dưới da, khiến cho da chân bị đổi màu, lở loét và ngày càng khó khăn hơn trong việc điều trị. Không chỉ vậy, các cục khối huyết có thể được hình thành và di chuyển đến phổi hoặc tim có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Các biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng xuất hiện rõ rệt hơn vào chiều tối, hoặc sau khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Do đó, nếu không may mắc phải chúng ta cần có hướng điều trị đúng cách và kịp thời để giảm nhẹ các biến chứng của bệnh.
Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng với những trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ở cấp độ nặng. Bệnh nhân sẽ được tiến hành mổ rút bỏ tĩnh mạch bị giãn khi các triệu chứng đau nhức, tĩnh mạch giãn lớn đã biểu hiện rất rõ.
Laser nội mạch: Đây là phương pháp sử dụng năng lượng từ tia laser để loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn từ bên trong mà không phải qua bất kỳ đường mổ nào.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới và có hướng điều trị phù hợp.
Thảo Luận