Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ làm giảm áp lực thành mạch, thuyên giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch mà còn có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh quay trở lại sau khi điều trị.
Thức ăn chứa nhiều chất xơ
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc. Những loại thực phẩm này giúp hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch xung quanh vùng bụng và chân.
Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Chất flavonoid có trong hạt dẻ ngựa, kiều mạch hoặc hoa quả nhiều vitamin C trong trái cây họ cam quýt giúp tăng cường sức bền cho các tĩnh mạch, chống viêm và cải thiện sức khỏe động mạch. Vitamin E cũng giúp ngăn ngừa các cục máu đông, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các thực phẩm giàu magiê, kali như rau lá xanh, bơ, chuối, rau họ cải và khoai lang và các loại rau sống như rau mùi tây, rau mùi, húng quế, rau thì là, rau bồ công anh, dưa chuột, măng tây và cần tây cũng có tác dụng giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Bổ sung các axit béo
Hải sản và các loại cá như cá hồi hoang dã, cá thu, cá cơm, cá mòi và cá ngừ cung cấp axit béo omega-3 cần thiết cho sự lưu thông máu, cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Người bị giãn tĩnh mạch cần hạn chế rượu, thuốc lá, đường, cà phê và những loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều Natri, có thể gây tình trạng tổn thương thành mạch, giảm lưu thông máu, làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tĩnh mạch.
Thảo Luận