Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không

Ngày càng có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, đối tượng mắc phải căn bệnh này đa phần là nữ giới tuy nhiên nam giới cũng không nên chủ quan bởi tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng chiếm khoảng 17-25% trường hợp. Có nhiều nguyên nhân được cho rằng gây ra suy giãn tĩnh mạch nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do lối sống ít vận động, người làm công việc yêu cầu phải đứng, ngồi một chỗ trong thời gian dài, người làm công việc phải bưng vác vật nặng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người lớn tuổi… Liệu bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm hay không? Và bệnh ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Hãy tìm cho mình câu trả lời tại bài viết dưới đây.

Những thông tin cơ bản về bệnh

Hệ thống tĩnh mạch chân có chức năng lưu thông máu vùng chân. Khi bàn chân cử động, cơ co bóp sẽ hỗ trợ bơm máu từ chân lên trên. Khi đó các van tĩnh mạch sẽ mở ra cho phép dòng máu từ chân trở về tim và khi chân thả lỏng các van này sẽ đóng lại tạo nên dòng chảy một chiều trong lòng tĩnh mạch.

Nhưng khi chúng ta đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, máu trong các tĩnh mạch chân bị ứ lại làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Tình trạng này lâu ngày sẽ khiến tổn thương các van tĩnh mạch, khiến thành tĩnh mạch bị suy yếu. Khi các tĩnh mạch bị giãn sẽ làm cho tình trạng hở van tĩnh mạch nặng thêm, dòng máu chảy ngược cũng sẽ nhiều hơn. Hậu quả là gây nên tình trạng các tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo dưới da hoặc viêm mô xung quanh, khiến viêm da, lở loét vùng cẳng chân, mắt cá chân.

 

 

benh suy tinh mach co nguy hiem khong
Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không

 

Đánh giá mức độ nguy hiểm

Để đánh giá bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không còn tùy vào mức độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh mắc phải. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì lúc này người bệnh chưa phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu và việc điều trị cũng khá dễ dàng. Sau khi khám và tiến hành siêu âm mạch máu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị nội khoa kết hợp mang vớ y khoa để tăng cường độ bền cho thành tĩnh mạch và hỗ trợ cho việc lưu thông máu vùng chân, ngăn ngừa dòng máu chảy ngược. Tuy nhiên, nếu không may phát hiện trễ khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn biến chứng thì người bệnh ngoài việc phải trải qua nhiều đau đớn bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ thâm da, loét chân khó lành và nguy hiểm nhất là việc hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch. Huyết khối là cục máu đông hình theo dòng máu, chảy về tim gây nhồi máu cơ tim hoặc chảy về các cơ quan khác như não có thể gây nhồi máu não rất nguy hiểm.

Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch mọi người không nên chủ quan mà nên tìm đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị bởi việc phát hiện và điều trị sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và phục hồi của bệnh nhân.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

  • Cơ chế hoạt động bình thường của van. Từ trái sang phải: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới

    Suy van tĩnh mạch là gì?

    Suy van tĩnh mạch nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch với nhiều biến chứng phức tạp, khó điều trị như loét chân, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nội Dung1 Suy van tĩnh mạch là gì?2 Hệ quả của suy van [Xem thêm…]

  • suy-gian-tinh-mach

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

    Tình trạng ứ đọng máu vùng chân do suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểu, khó chữa trị như loét chân, viêm mạch, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng [Xem thêm…]

  • lam-gi-khi-tinh-mach-gian-bi-vo

    Làm gì khi tĩnh mạch suy giãn bị vỡ gây chảy máu?

    Tĩnh mạch bị suy giãn có thể bị vỡ khi áp lực thành mạch cao hoặc những khi va chạm, cọ xát ở bề mặt da. Tình trạng này thường xảy ra sau lúc tắm. Nội Dung1 Bệnh nhân cần làm gì để xử lý tình trạng chảy máu tĩnh mạch 2 Suy giãn tĩnh [Xem thêm…]

LIÊN HỆ