Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên mang vớ y khoa

Vớ y khoa làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị cũng như ngăn không cho bệnh quay trở lại sau điều trị.

Vớ y khoa là gì?

Vớ y khoa là loại vớ dùng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vớ y khoa có cấu tạo chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.

vo-y-khoa-gian-tinh-mach
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên mang vớ y khoa

Tác dụng của vớ y khoa

Vớ y khoa có khả năng hạn chế tình trạng máu bị ứ trệ, hạn chế dòng máu chảy ngược, từ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, phù chân… ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

Vớ y khoa cũng được dùng để phối hợp điều trị với các phương pháp điều trị khác như uống thuốc, chích xơ, laser nội mạch…

Mang vớ y khoa thời điểm nào trong ngày?

Nên mang vớ y khoa vào ban ngày, khi đi làm, khi đi tàu, xe,máy bay, khi buộc phải đứng hoặc ngồi lâu… Không cần mang vớ y khoa lúc ngủ.

Mang vớ y khoa thế nào thì hiệu quả?

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại vớ thích hợp, không mang vớ quá lỏng hoặc quá chật. Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, đồng thời để ý tới tình trạng da chân cũng như cảm giác khi mang vớ. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, bị tê hay có cảm giác châm chích kéo dài thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ.

Thay vớ y khoa 3-6 tháng/lần, thay vớ khi trọng lượng cơ thể hay tình trạng phù chân thay đổi.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • 3

    Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không

    Để biết rõ và chính xác nhất mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy tĩnh mạch thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch để được các bác sỹ khám và chuẩn đoán tình trạng căn bệnh giãn tĩnh mạch. Để nắm thêm được nhiều [Xem thêm…]

  • 1545894991

    Những phương pháp chữa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả

    Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mang lại rất nhiều vấn đề cho những người mắc phải. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn ở phần chân, đi lại rất mệt nhọc và khó cử động phần dưới. Hơn nữa, những dây tĩnh mạch sẽ phồng lên, dễ nhìn thấy ở bên [Xem thêm…]

  • Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân

    Biểu hiện giãn tĩnh mạch chân – Bạn đã mắc phải

    Căn bệnh giãn tĩnh mạch chân đang là mối lo lắng của nhiều người khi chúng có những biểu hiện không rõ ràng khiến người bệnh khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy mà căn bệnh này đang là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy những biểu [Xem thêm…]

  • 1545894538

    Những dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh suy tĩnh mạch

    Suy tĩnh mạch là một căn bệnh gây ra do sự suy yếu các chức năng tĩnh mạch ở chân, từ đó khiến cho việc dẫn máu về tim trở nên kém hiệu quả hơn. Căn bệnh này được đánh giá là một loại bệnh tương đối nguy hiểm dù ở mức độ nặng hay [Xem thêm…]

  • Phát hiện và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

    Phát hiện và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

    Các bệnh liên quan đến tĩnh mạch  vốn không có những biểu hiện quá rõ rệt khiến cho người bệnh thường chủ quan và không phát hiện kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng lại là bệnh lý khá phổ [Xem thêm…]

LIÊN HỆ