Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tuy mang lại hiệu quả cao những vẫn tồn tại nhiều biến chứng, do đó đang được thay thế dần bởi các phương pháp tiên tiến và an toàn hơn.
Việc mổ rút bỏ tĩnh mạch bị giãn thường được áp dụng cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch nông chi dưới cấp độ nặng, khi mà các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi chân rất rõ rệt, tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da.
Có hai phương pháp mổ giãn tĩnh mạch chính là phẫu thuật Stripping và phẫu thuật Muller.
Phẫu thuật Stripping
Stripping là kỹ thuật lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch, phương pháp này được thực hiện phổ biến từ năm 1950 đến ngày nay. Phẫu thuật Stripping thường được áp dụng với các trường hợp tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, có thể thấy rõ dưới da.
Với kỹ thuật phẫu thuật Stripping, một thiết bị gọi là dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch sẽ được luồn vào qua vết rạch ở đùi và tạo đường hầm đến vết rạch trên tĩnh mạch này ở vùng cẳng chân. Tĩnh mạch sau đó sẽ được kéo rút ra và các vết rạch được may lại bằng chỉ. Quá trình thực hiện phẫu thuật Stripping có thể kéo dài từ 1-3 giờ.
Phẫu thuật Muller
Phẫu thuật Muller được bác sĩ Robert Muller đề xướng vào năm 1962, được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tĩnh mạch nông giãn to ngoằn ngoèo ngoài da và suy tĩnh mạch chân mức độ nặng. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch những vết mổ nhỏ khoảng 3mm ngay các tĩnh mạch nông bị giãn, qua đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.
Đây là phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao. Một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi lại bình thường, các vết bầm dọc theo tĩnh mạch sẽ tự mất sau 3-4 tuần.
“Việc loại bỏ một tĩnh mạch không đặt ra vấn đề gì về lâu dài, vì sẽ có nhiều tĩnh mạch khác đảm nhận tiếp công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ. Song với cả hai thủ thuật Stripping và Muller, do có sự can thiệp của dao kéo, cắt rạch nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ xâm lấn và rủi ro. Do đó, phẫu thuật trong điều trị giãn tĩnh mạch đang được thay thế dần bởi các phương pháp tiên tiến, an toàn hơn như chích xơ tạo bọt, laser nội tĩnh mạch.”
Laser nội tĩnh mạch
Laser nội tĩnh mạch là phương pháp điều trị sử dụng năng lượng laser, tác động khiến các tĩnh mạch bị bệnh teo lại, khiến máu không thể di chuyển đến các tĩnh mạch này và loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau mỏi, tê nặng một cách hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn được đánh giá cao bởi độ an toàn, ít biến chứng, thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng.
Thảo Luận