Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 35% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh.
Giãn tĩnh mạch – Những con số tham khảo
- Ở độ tuổi 50, gần 50% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch
- Ở tuổi 60, 42% đàn ông bị suy giãn tĩnh mạch
- Khoảng 50% số người bị giãn tĩnh mạch có tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh.
- 90% số người có cha mẹ bị giãn tĩnh mạch sẽ bị giãn tĩnh mạch
- Phụ nữ thừa cân nhẹ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng 50% so với phụ nữ bình thường.
- Phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 30 có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch gấp 3 lần.
- 60% dân số trưởng thành trên thế giới mắt bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Hơn 50% người bị giãn tĩnh mạch không biết mình mắc phải căn bệnh này
- 70% người bị giãn tĩnh mạch là nữ giới.
Những cảnh báo cho người bị giãn tĩnh mạch
- Người bị giãn tĩnh mạch nếu thấy xuất hiện dấu hiệu đau tức ngực, khó thở hoặc cảm thấy có vấn đề về hô hấp thì nên đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là dấu hiệu cục máu đông đang di chuyển đến phổi và tim.
- Người bệnh giãn tĩnh mạch không nên cố gắng loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn bằng cách xoa bóp hoặc dùng máy rung chà xát vị trí các tĩnh mạch bị giãn. Điều đó có thể tạo ra vật gây thuyên tắc mao mạch tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, kẹt trong não và gây ra đột quỵ hoặc kẹt trong phổi gây thuyên tắc phổi. Các vấn đề này có thể dẫn đến tử vong.
- Khi các tĩnh mạch giãn bắt đầu chảy máu, người bệnh thấy đau hoặc sưng đột ngột ở chân hay bàn chân, hoặc khi có các cục u phát triển xung quanh các tĩnh mạch bị giãn, phải đến khám bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Thảo Luận