Giãn tĩnh mạch chân: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị ở đâu tốt

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hiện nay có tỉ lệ mắc bệnh rất cao, đặc biệt là ở phụ nữ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây chính là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân gây ra những triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò vào ban đêm. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh giãn tĩnh mạch chân còn gây ra các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân, viêm tĩnh mạch nông huyết khối…

Những nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch chân

Hiện nay, các nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch chân chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã xác định được bệnh có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn giãn tĩnh mạch chân do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Những van này bị tổn thương là do những nguyên nhân như sau:

Do quá trình thoái hóa tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng người cao tuổi chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc phải căn bệnh giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh bệnh giãn tĩnh mạch chân thì người cao tuổi còn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác thường gặp ở tuổi già.

Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động hoặc phải mang vác nặng. Với những tư thế làm việc này nếu như kéo dài trong thời gian lâu sẽ tạo điều kiện cho máu dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch ở chân, lâu dần sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Những triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Khi những van này bị suy yếu, tổn thương sẽ giảm khả năng ngăn chặn các luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Để giảm thiểu nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân do nguyên nhân này thì chúng ta cần cải thiện chế độ làm việc, sinh hoạt của mình. Thường xuyên tiến hành vận động, đi lại kết hợp với ngồi làm việc để các mạch máu trong cơ thể bạn sẽ được lưu thông bình thường.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì bệnh giãn tĩnh mạch chân còn đến từ những nguyên nhân khác như do tình trạng béo phì hoặc chế độ ăn uống không được khoa học, ăn ít chất xơ và vitamin.

Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch chân còn đến từ nguyên nhân bẩm sinh. Bẩm sinh sinh ra đã xác định gặp phải căn bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Trên đây chính là những nguyên nhân thường gặp nhất gây gia tăng tỉ lệ mắc phải căn bệnh giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên những nguyên nhân trên sẽ không được áp dụng cho 100% ca mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Vì mỗi bệnh nhân khác nhau, có cơ địa khác nhau sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn mắc phải căn bệnh khác nhau.

Những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Có những kiến thức về những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ giúp mỗi chúng ta có thể kịp thời phát hiện và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ban đầu của bệnh giãn tĩnh mạch chân cũng rất mờ nhạt và thường thoáng qua. NGười bệnh mắc giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này thường có những biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều, bị chuột rút vào buổi tối, châm chích dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.

Những triệu chứng này trong giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường không rõ ràng và điển hình nên bệnh nhân thường dễ dàng bỏ qua

fb22cca19535756b2c24

Ở giai đoạn tiến triển của bệnh thì bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng phù chân, có thể phù ở mắt cá chân. Ở một số bệnh nhân còn có cảm giác mang giày dép chật hơn so với bình thường. Vùng cẳng chân có xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng.

Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này thường gặp phải các tĩnh mạch trương phồng lên, gây nên cảm giác nặng, đau nhức chân. Ở những trường hợp nặng có thể bằng mắt thường nhìn thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da.

Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất ở người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân giai đoạn cuối đó chính là gây loét da cẳng chân. Lúc đầu thì những vét loét cẳng chân này có thể tự lành nhưng sau đó bệnh tiếp tục phát triển, các vết loét đó không thể tự lành mà còn có nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này thì điều trị bệnh vô cùng phức tạp và khó khăn.

Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to, có khi giãn hơn 10mm.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Thậm chí ở một số bệnh nhân những biểu hiện này có thể không có hay biểu hiện rất ít. Các triệu chứng biểu hiện chưa rõ tại chỗ tĩnh mạch giãn như đau ngứa hay cảm giác nóng bỏng. So với nam giới thì nữ giới thường có nguy cơ mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch chân cao hơn do chịu ảnh hưởng của nội tiết. Những triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi các chị em đứng lâu.

Cách tốt nhất để kịp thời phát hiện cũng như chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân đó chính là nên đến khám và theo dõi tại các phòng khám chuyên khoa tim, mạch máu để được hướng dẫn chuẩn đoán cũng như điều trị cụ thể. Đặc biệt nếu như bệnh nhân thấy chân sưng nhanh hơn và đau nhiều hơn hoặc thấy khó thở hoặc đay ngực đột ngột thì bạn cần phải nhanh chóng đến khám tại các bệnh biện ngay lập tức. Vì rất có thể đó chính là những biểu hiện của tắc tĩnh mạch chân hoặc động mạch phổi.

Hướng dẫn điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ở chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân chính là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, làm việc hàng ngày của người bệnh. Để phòng tránh căn bệnh này các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chúng ta không nên đứng lâu, ngồi nhiều nhất là những nhân viên văn phòng không nên ngồi làm việc liên tục một chỗ trong thời gian dài.

Thay vào đó hãy tranh thủ giải lao trong vài phút sau khoảng 2 tiếng làm việc liên tục. Trong lúc ngồi làm việc, các bạn nên phối hợp với những bài tập vận động chân để máu có thể lưu thông tốt hơn.

Người bị bệnh giãn tĩnh mạch chân cần hạn chế đi giày cao gót, bỏi giày cao gót có thể khiến cho máu dồn xuống chân, làm tăng huyết áp đồng thời cũng khiến cho tình trạng giãn tĩnh mạch chân trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống vô cùng lành mạnh là rất quan trọng. Thực phẩm chứa nhiều kali có thể giúp giảm sự giữ nước trong cơ thể, qua đó có thể giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như hạnh nhân và các loại hạt, quả như đậu lăng, khoai tây, rau lá xanh, một số loại cá biển…

Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho người bị suy giãn tĩnh mạch rất cần thực phẩm giàu chất xơ. Bởi thực phẩm giàu chất xơ giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Điều này rất quan trọng, vì căng thẳng có thể làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn. Việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa flavonoid cũng có thể giúp giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.

Đối với những phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân thì hiện nay bệnh nhân cũng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu như trước đây để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây nên tình trạnh đau đớn và quan trọng là nguy cơ tái phát rất cao. Hiện nay giới y học đã tìm được ra phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân mới thực hiện đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa lần đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật can thiệp nội nhiệt mạch, điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng laser và sóng tần cao. Với kĩ thuật này, thì hiện nay những bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ không phải đau đớn, không gây biến chứng cho người bệnh.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Các Bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh giãn tĩnh mạch chân không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây ra những khó chịu, đau đớn và mất thẩm mĩ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Tuy nhiên nếu như bệnh giãn tĩnh mạch chân không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn cho sức khỏe người bệnh. Sự hình thành của các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác. Trong đó biến chứng nguy hiểm nhất của giãn tĩnh mạch chân chính là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

Vì những biểu hiện ban đầu của bệnh giãn tĩnh mạch chân không rõ ràng nên có khoảng 77,6% các bệnh nhân đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân mà không biết mình mắc bệnh. Bên cạnh đó đa phần những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân thường rất ngại đi khám, tự điều trị ở nhà. Điều này dẫn đến những hậu quả rất khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu như bạn sử dụng sai cách. Hiện nay, có 3 biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách đó chính là huyết khối, xuất huyết và loét chân.

Với những tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ cao tạo lập máu đông gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng.

Như vậy có thể thấy việc phát hiện cũng như điều trị kịp thời căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là điều cần thiết giúp các bệnh nhân có thể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình trước những biến chứng khó lường đồng thời giúp giảm tối đa chi phí điều trị.

Ngay từ bây giờ nếu phát hiện ra mình đang gặp phải những triệu chứng của căn bệnh giãn tĩnh mạch chân thì hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình những cơ sở y tế, khám chữa bệnh uy tín để kịp thời điều trị căn bệnh này. Các bệnh nhân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cân có thể tìm đến Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn có địa chỉ tại 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh.

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân ở đâu tốt nhất

Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn chính là địa chỉ chữa các bệnh suy giản tĩnh mạch vô cùng hiệu quả với chi phí điều trị tiết kiệm nhất. Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn hoạt động với mục tiêu là cùng bệnh nhân phát hiện cũng như điều trị hiệu quả những triệu chứng nặng nề, đau nhức mất thẩm mĩ do bệnh giãn tĩnh mạch chân gây ra.

bs-nguyen-lam-vuong

Bên cạnh đó, Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, với những phương pháp điều trị mới nhất được cập nhật thường xuyên. Phòng khám tĩnh mạch Sài Gòn chắc chắn sẽ mang đến chất lượng phục vụ bệnh nhân tốt nhất.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

 

5 (100%) 3 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • dieu tri gian tinh mach

    Điều trị giãn tĩnh mạch không để lại sẹo

    Nhờ khả năng loại bỏ tĩnh mạch bị giãn mà không cần phẫu thuật, phương pháp laser nội mạch có khả năng điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới mà không để lại sẹo. Laser nội mạch được đánh giá là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tiên tiến nhất hiện [Xem thêm…]

  • gian tinh mach tay

    Nhiều phụ nữ mất tự tin vì giãn tĩnh mạch tay

    Giãn tĩnh mạch tay tuy không ảnh hướng đến sức khoẻ cũng như tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti. Giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch vùng tay bị suy yếu và giãn to ra, thường xuất hiện nhiều nhất ở [Xem thêm…]

  • huyet khoi tinh mach

    Huyết khối: Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân

    Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch lâu năm mà không được điều trị có thể dẫn đến hình thành huyết khối. Nguyên nhân là do lúc này, chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chân bị suy giảm nghiêm trọng, máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày. Huyết khối [Xem thêm…]

  • bien chung gian tinh mach

    Giãn tĩnh mạch và những biến chứng nguy hiểm

    Chân đổi màu, lở loét, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch… là những biến chứng phức tạp, nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch Dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch Phòng ngừa [Xem thêm…]

  • Giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tĩnh và không thể tự lành

    Những lầm tưởng về bệnh giãn tĩnh mạch

    Tại Việt Nam, bệnh giãn tĩnh mạch tuy là bệnh thường gặp nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đây chính là lý do rất nhiều người bệnh có quan điểm sai lầm về căn bệnh này. Giãn tĩnh mạch do những thói quen hằng ngày Sai lầm khi điều trị giãn tĩnh mạch [Xem thêm…]

LIÊN HỆ