NGĂN CHẶN CỤC MÁU ĐÔNG VÀ SUY TĨNH MẠCH TRONG THAI KỲ

Trong những tháng đầu của thai kỳ, điều mà cả người mẹ và bác sĩ quan tâm là làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi; hạn chế rượu, cà phê, chất kích thích và tăng cường bổ sung vitamin, axit folic, DHA cùng một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé.

Ngoài những vấn đề trên, còn có nhiều nguy cơ khác làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai phụ cần phải được quan tâm:

  • Sự căng thẳng trong quá trình mang thai, kích thích tố hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, giảm khả năng tuần hoàn máu.
  • Nội tiết tố ở người mẹ thay đổi, hệ thống tĩnh mạch có thể bị suy yếu ngay trong giai đoạn đầu mang thai, trước cả khi em bé phát triển và trước khi người mẹ bắt đầu tăng cân.
  • Để hạn chế sự mất máu xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con, ngay trong những tháng đầu, máu người mẹ đã tự tăng khả năng đông máu. Việc máu chảy chậm hơn bình thường trong thai kỳ có thể hình thành các cục máu đông nhỏ, gọi là huyết khối tĩnh mạch, nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

 

Ngăn chặn cục máu đông và suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Ngăn chặn cục máu đông và suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Vì vậy, khi mang thai, người mẹ cần lưu ý những biện pháp đơn giản để ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch hoặc hình thành huyết khối tĩnh mạch nhằm bảo đảm an toàn cho mẹ và thai nhi :

  • Nâng chân cao bất cứ khi nào có thể, gác chân khi ngồi hoặc nằm để cải thiện dòng tuần hoàn máu từ chân về tim, giúp các tĩnh mạch được nghỉ ngơi và giải phóng bớt áp lực lên tĩnh mạch chân.
  • Không ngồi hay đứng trong thời gian dài mà nên luân chuyển hoặc thay đổi tư thế. Đi bộ nhẹ nhàng trên những đoạn đường ngắn.
  • Nằm ngủ, kê gối nghiêng người bên trái để giảm sức nặng của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới và làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân.
  • Mang vớ ống, vớ áp lực để ép các tĩnh mạch giúp máu không bị ứ đọng ở chân trong khi mang thai và giúp máu dễ dàng chảy về tim.
  • Massage chân thường xuyên và cố gắng không để tăng trọng lượng quá mức để có đôi chân nhẹ nhàng thoải mái khi mang bầu.

 

Mang thai là một quá trình diệu kỳ và hạnh phúc. Người phụ nữ mang thai cần phải ghi nhớ nhiều điều để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho bản thân và đứa con được sinh ra. Ngoài việc khám định kỳ ở bác sĩ sản khoa, khi phát hiện thấy những tình trạng có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé, người mẹ nên đi khám ngay để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

 

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

  • Cơ chế hoạt động bình thường của van. Từ trái sang phải: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới

    Suy van tĩnh mạch là gì?

    Suy van tĩnh mạch nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch với nhiều biến chứng phức tạp, khó điều trị như loét chân, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nội Dung1 Suy van tĩnh mạch là gì?2 Hệ quả của suy van [Xem thêm…]

  • suy-gian-tinh-mach

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

    Tình trạng ứ đọng máu vùng chân do suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểu, khó chữa trị như loét chân, viêm mạch, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng [Xem thêm…]

  • lam-gi-khi-tinh-mach-gian-bi-vo

    Làm gì khi tĩnh mạch suy giãn bị vỡ gây chảy máu?

    Tĩnh mạch bị suy giãn có thể bị vỡ khi áp lực thành mạch cao hoặc những khi va chạm, cọ xát ở bề mặt da. Tình trạng này thường xảy ra sau lúc tắm. Nội Dung1 Bệnh nhân cần làm gì để xử lý tình trạng chảy máu tĩnh mạch 2 Suy giãn tĩnh [Xem thêm…]

LIÊN HỆ