Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng trở lên phổ biến và mắc ở nhiều các đối tượng khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mắc bệnh giãn tĩnh mạch chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên có thể kể đến một vài các nguyên nhân gián tiếp khác. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.
Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch là từ 30 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa nên bạn cần hết sức lưu ý.
Đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí
Thói quen làm việc, tính chất công việc bắt buộc bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu là nguyên nhân dẫn đến máu trong các tĩnh mạch chân sẽ bị ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van. Đó là yếu tố tác động làm cho bệnh giãn tĩnh mạch chân xảy ra. Những người làm công việc văn phòng hay tại các nhà máy sản xuất…. có tính chất công việc bắt buộc phải ngồi hoặc đứng liên tục trong vòng nhiều giờ, ít di chuyển sẽ rất dễ mắc bệnh. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì trong quá trình làm việc bạn nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, vận động để chân được thay đổi tư thế.
Phụ nữ mang thai
Mang thai, sinh con nhiều lần làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường gấp 2 lần. Bởi trong quá trình mang thai hoocmon nữ tăng lên, khối lượng máu trong quá trình mang thai cũng tăng lên sẽ là những yếu tố tác động. Ngoài ra, thói quen mang giày cao gót, mặc quần quá chật, sử dụng thuốc tránh thai cũng là một trong những yếu tố tác động dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra.
Yếu tố di truyền
Di truyền cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Những người có người cùng huyết thống mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường gấp 2 lần.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều các thông tin hữu ích và biết được những yếu tố tác động dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch để có cách phòng tránh hiệu quả.
Thảo Luận