Điều trị giãn tĩnh mạch sai cách không chỉ không mang lại kết quả, mà còn có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là những lầm tưởng thường thấy ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch và sự thật về chúng.
Nội Dung
- 1 Lầm tưởng 1: Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể điều trị bằng kem bôi ngoài da
- 2 Lầm tưởng 2: Chích, lể có thể điều trị các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do giãn tĩnh mạch
- 3 Lầm tưởng 3: Sử dụng thuốc đau xương khớp để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
- 4 Lầm tưởng 4: Bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị được bằng cách massage
Lầm tưởng 1: Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể điều trị bằng kem bôi ngoài da
Sự thật là các loại kem bôi ngoài da có khả năng làm giảm các biểu hiện của bệnh, tuy nhiên không có khả năng điều trị bệnh từ gốc. Khi bệnh nhân sử dụng thuốc bôi ngoài da, có thể cảm giác đau tức, nặng mỏi, tê chân sẽ giảm bớt nhưng gốc của bệnh vẫn còn đó, bệnh vẫn diễn tiến và có thể gây ra các biến chứng như thâm da, loét chân, hình thành huyết khối.
Việc điều trị giãn tĩnh mạch chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi bệnh được điều trị từ gốc, bởi các bác sĩ chuyên khoa mạch máu, bệnh nhân nên hỏi ý kiến các bác sĩ trước khi mua các loại thuốc về bôi.
Lầm tưởng 2: Chích, lể có thể điều trị các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do giãn tĩnh mạch
Tại các vùng nông thôn, chích lể vẫn còn được coi là phương thức chữa bệnh dân gian, có thể điều trị được bệnh giãn tĩnh mạch. Rất nhiều biến chứng đáng tiếc đã xảy ra vì sự thiếu hiểu biết này.
Sự thật là việc tự ý chích lể, nặn máu bầm từ các búi tĩnh mạch bị giãn không những không mang bất kỳ lợi ích gì trong điều trị giãn tĩnh mạch, mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chích lể có thể gây ra chảy máu nhiều, nhất là nếu rạch phạm vào các mạch máu nông hoặc các tĩnh mạch nông bị dãn, hoặc gây chảy máu không cầm trên các người mắc bệnh máu khó đông hay đang dùng thuốc loãng máu.
Tĩnh mạch nông bị chích vào sẽ dễ diễn tiến tạo máu đông và viêm đau. Cục máu đông này có nguy cơ phát triển tiếp tục, lan rộng đến các tĩnh mạch sâu gây tắc mạch, hoặc nguy hiểm hơn sẽ di chuyển theo dòng máu về phổi, gây ra thuyên tắc tĩnh mạch phổi và tử vong.
Mặt khác, chích lể không vô trùng rất dễ dẫn tới nhiễm trùng da và nguy cơ nhiễm trùng huyết. Dùng chung các vật dụng chích lể mà không được tiệt trùng đúng quy cách sẽ làm lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan siêu vi B,C… hay bệnh AIDS.
Lầm tưởng 3: Sử dụng thuốc đau xương khớp để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Do dấu hiệu ban đầu của bệnh giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, thoáng qua, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp nên người bệnh thường chỉ mua thuốc viên xương khớp để trị suy giãn tĩnh mạch một cách tuỳ tiện. Thuốc có thể có tác dụng giảm đau ban đầu nhưng không cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch và có thể khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Không những vậy, việc tự ý mua thuốc xương khớp, thuốc giảm đau để điều trị đau tức, nặng mỏi chân do giãn tĩnh mạch có thể gây những tác dụng phụ như hại gan, viêm loét dạ dày tá tràng, hại tim mạch…
Người có dấu hiệu bị đau nhức chân, tê nặng chân, chuột rút, nổi gân xanh ở chân và loét chân tốt nhất nên đi đến các bệnh viện, phòng khám chuyên sâu về suy giãn tĩnh mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lầm tưởng 4: Bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị được bằng cách massage
Người bị suy giãn tĩnh mạch thường chần chừ điều trị vì mong muốn thử nhiều cách tự nhiên khác, bao gồm việc massage. Nhưng không phải đối với bất kỳ trường hợp nào, việc massage cũng mang lại hiệu quả. Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng tĩnh mạch bị giãn giai đoạn đầu giúp tuần hoàn máu tốt hơn và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp giãn tĩnh mạch nặng, việc massage có thể khiến tĩnh mạch giãn lớn hơn, gây đau nhức. Do đó, nếu các tĩnh mạch đã bị viêm, đau hoặc gây lở loét thì nên tránh massage vì khi đó sẽ gây hại nhiều hơn.
Người bị giãn tĩnh mạch cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán chính xác để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh được phát hiện sớm thì khả năng điều trị sẽ ít phức tạp và đỡ tốn kém hơn. Bệnh nhân không nên chủ quan, tự ý điều trị.
Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả bằng laser nội mạch
“Bệnh nhân giãn tĩnh mạch không nên để đến khi bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng mới đi khám. Khi có các dấu hiệu như nặng, mỏi, đau nhức chân, chuột rút về đêm, chân nổi gân xanh… người bệnh có thể đến Phòng khám Tĩnh mạch để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để được giải đáp các thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0987.95.45.45 – 0987.95.05.05“
Thảo Luận