Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động cũng như nguyên nhân khác nhau mà bệnh lý về giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa và biểu hiện dưới nhiều triệu chứng gây nên ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chung về phương pháp điều trị không phẫu thuật – laser nội mạch và những ưu điểm khi lựa chọn laser nhé.
Phương pháp laser nội tĩnh mạch có tác dụng gì?
Laser nội tĩnh mạch được biết đến là một trong những phương pháp thực hiện điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch không cần can thiệp phẫu thuật, giảm thiểu rủi ro và đem lại hiệu quả cao. Thực tế, việc tìm hiểu và đánh giá quy trình cơ bản của phương pháp laser nội tĩnh mạch sẽ giúp bạn có được góc nhìn rộng và thực tế hơn về tác dụng của chúng. Tổng quan, thực hiện phương pháp laser nội tĩnh mạch sẽ có tác dụng chính là loại bỏ, làm suy giảm các triệu chứng giãn mạch gây đau nhức, mệt mỏi…và hỗ trợ đẩy lùi, điều trị hiệu quả về lâu về dài.
Cụ thể hơn, tác dụng đầu tiên của phương pháp laser đó chính là việc tác động nội mạch giúp kích thích kích hoạt hệ thống các enzyme thông qua việc tiến hành trao đổi chất, từ đó tạo tiền đề cải tạo và giảm nhẹ các triệu chứng suy giảm. Thứ hai, việc sử dụng phương pháp laser còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, đồng thời góp phần thúc đẩy chu kỳ tuần hoàn của tái tạo sản sinh tế bào mới, ngăn ngừa và hỗ trợ phòng chống các bệnh lý khác nhau. Thứ ba, do tác dụng laser làm giảm cholestron, quá trình tác động lên các mạch máu nhờ đó mà giảm tắc nghẽn, điều hòa lưu thông hiệu quả và dần dần khắc phục tình trạng giãn mạch tự nhiên. Hơn thế nữa, các bác sĩ còn chỉ ra phương pháp này có độ an toàn cao hơn, chống suy van và giúp phục hồi chức năng, quá trình nhanh chóng với hiệu quả cao.
Những đối tượng thích hợp điều trị laser?
Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng vậy, để có thể phát huy được tác dụng cũng như hiệu quả điều trị cao nhất thì bản thân chúng cần đảm bảo sự phù hợp nhất định. Thực tế, phương pháp điều trị laser nội mạch được chỉ định phù hợp đối với những đối tượng giãn tĩnh mạch nông chi từ cấp độ 2 trở đi với các biểu hiện cụ thể như bị chuột rút, đau mỏi nhức chân, nặng chân và tê rân vào ban đêm, bất thình lình đau và xung mạch, nổi gân xanh…Để có thể có được những thông tin chính xác nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn tốt nhé.
Thảo Luận