Tĩnh mạch mạng nhện – nguyên nhân và cách chữa trị

Tĩnh mạch mạng nhện là một dạng của giãn tĩnh mạch nhưng có hình dáng khác. Nguyên nhân là do dòng chảy bất thường và sự suy yếu của các mạch máu gây ra. Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng tĩnh mạch mạng nhện nhiều gấp đôi so với nam giới.

Nhận biết sự khác biệt giữa tĩnh mạch mạng nhện và tình trạng giãn tĩnh mạch

  • Những mạch máu nhỏ hơn, tỏa ra thành từng đốm
  • Có màu đỏ hoặc đôi khi có màu xanh lam
  • Gần với bề mặt da hơn
  • Có hình dáng giống như mạng nhện

TM TMMang Nhen 11082021

Triệu chứng của tĩnh mạch mạng nhện

Tĩnh mạch mạng nhện có thể gây nên tình trạng khó chịu kéo dài và nó càng tồi tệ hơn khi tuổi tác già đi. Dù cơn đau không phải là phổ biến, các triệu chứng khó chịu có thể là:

  • Sưng ở bàn chân và cẳng chân
  • Cơ chân mệt mỏi và chuột rút về đêm
  • Cảm giác ngứa hoặc rát trên da chân và mắt cá chân

Cách ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch mạng nhện

  • Tập thể dục thường xuyên để có đôi chân khỏe, cải thiện tuần hoàn và sức khỏe của tĩnh mạch
  • Kiểm soát cân nặng để tránh tạo áp lực quá lớn lên đôi chân
  • Không bắt chéo chân khi ngồi và cố nâng cao chân khi nghỉ ngơi
  • Không đứng trong thời gian dài hoặc ngồi lâu một tư thế

Chữa trị tĩnh mạch mạng nhện như thế nào?

Mặc dù tĩnh mạch mạng nhện không phải lúc nào cũng cần được chăm sóc y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định có cần điều trị hay không. Liệu pháp xơ hóa là một phương pháp phổ biến trong điều trị tĩnh mạch mạng nhện. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể điều trị phối hợp phương pháp laser và chích xơ để giải quyết tình trạng tĩnh mạch mạng nhện trên bề mặt da và các vấn đề mạch máu tiềm ẩn.

4 (80%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • kem-boi-gian-tinh-mach

    Vì sao nhiều người thích sử dụng kem bôi giãn tĩnh mạch

    So với việc đến các phòng khám hay bệnh viện để khám và điều trị giãn tĩnh mạch, thì việc bôi kem giãn tĩnh mạch tiện lợi hơn. Chỉ cần một cuộc gọi điện thoại, một cái nhấp chuột là có ngay một tuýp kem bôi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là sự lựa [Xem thêm…]

  • Độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa

    Bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa

    Độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, lứa tuổi 30, thậm chí 20 cũng đã mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Trong năm 2016, Hội Tĩnh mạch học TP.HCM đã khảo sát trên 2.000 bệnh nhận đến khám vì nghi ngờ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Kết quả cho thấy [Xem thêm…]

  • Chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch

    Chân nổi gân xanh là dấu hiệu cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch

    Nổi gân xanh ngoằn ngoèo vùng chân là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh giãn tĩnh mạch. Nội Dung1 Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?2 Những điều cần biết về bệnh giãn tĩnh mạch3 Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch4 Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch Bệnh giãn tĩnh [Xem thêm…]

  • Woman touching painful varicose veins on a leg

    Có nên dùng kem bôi giãn tĩnh mạch?

    Kem bôi giãn tĩnh mạch có những tác dụng nhất định trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các loại kem bôi không có khả năng điều trị bệnh giãn tĩnh mạch từ gốc, do đó, nếu chỉ sử dụng kem bôi mà không khám và điều trị tại các chuyên khoa [Xem thêm…]

  • thuoc-boi-gian-tinh-mach

    Kem bôi giãn tĩnh mạch có thật sự hiệu quả

    “Không có loại kem bôi ngoài da nào có thể điều trị dứt điểm bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới”, Th.S BS Trần Thanh Vỹ (Trưởng Khoa Lồng ngực-Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) khẳng định. Bệnh giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh [Xem thêm…]

LIÊN HỆ