5 VIỆC CẦN LÀM ĐỂ CẢI THIỆN VÀ NGĂN NGỪA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

 Những thay đổi nhỏ mà bạn có thể làm ngay bây giờ có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu mức độ suy giãn tĩnh mạch

Người bị suy giãn tĩnh mạch thì không chỉ đối phó với vấn đề thẩm mỹ. Giãn tĩnh mạch còn gây ra đau đớn và các biến chứng nặng hơn như lở loét, chảy máu và chứng huyết khối tĩnh mạch. Dù vậy, bạn đừng quá lo lắng, có rất nhiều cách giúp bạn có thể kiểm soát những cơn đau và tránh làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch tồi tệ hơn. Sau đây là các việc cần làm để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch:

  1. Lên lịch tập thể dục đều đặn

Vận động không nhất thiết là chạy 6 lần trong tuần hay là áp nhiều lực lên trong lượng cơ thể. Thực ra, các loại vận động nặng như nâng tạ, chạy quãng đường dài hay yoga với các động tác bất lợi đều có thể tăng áp lực lên các tĩnh mạch bị bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc những hoạt động nhẹ nhàng thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn. Một bài tập đi bộ 30 phút vài ngày trong tuần đã có thể cải thiện tình trạng tĩnh mạch. Ngoài ra, bạn có thể thử các hoạt động như bơi lội hay đạp xe đạp.

đi-bộ-chế-độ-tập-luyện-cho-người-bệnh-gout-nên-làm-mỗi-ngày-1
Tập thể dục đều đặn với một cường độ hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện suy giãn tĩnh mạch
  1. Hãy chú ý đến trang phục.

Có một thực tế là quần áo bạn mặc như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tĩnh mạch. Những bộ quần áo quá chật và bó eo, ôm hông hay sát vào chân có thể gây cản trở việc lưu thông máu giữa chân và tim, tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng dưới chân. Những bộ đồ thoải mái sẽ giúp bạn vận động dễ dàng hơn và máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh việc mang giày cao gót trong thời gian dài.

Đồng thời, vớ y khoa cũng giúp cho máu vùng dưới chân hoặc bàn chân chảy đúng hướng và ngăn việc đông tụ máu. Vớ y khoa được làm bằng vật liệu vải có tính đàn hồi và thiết kế để phù hợp tất cả phần khác nhau của chân, giúp lưu thông máu hiệu quả hơn.

  1. Cần quan tâm đến loại thực phẩm phù hợp

Chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến chứng suy giãn tĩnh mạch. Chỉ cần thay thế một vài món ăn nhỏ đã giúp bạn cảm nhận được sự khác biệt. Đường chế biến có thể làm tăng áp lực lên hệ thống mạch máu và làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Hãy cố thay thế nhiều lượng đường chế biến bằng trái cây tươi. Kể cả bột chế biến cũng có tác hại như đường chế biến nên  hãy thay thế bằng những món ăn làm từ tinh bột trắng bằng những món làm từ lúa mì.

Ngoài ra, nên tránh thói quen thêm muối vào đồ ăn trong chế biến. Muối có thể khiến cơ thể tích nước, dẫn tới sưng tấy và tạo áp lực trong tĩnh mạch.

  1. Nâng cao chân

Hãy nâng chân bất cứ khi nào có thể khi đang ngồi hoặc nằm. Việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ dẫn tới việc tích tụ máu dưới chân bởi vì chân bạn phải bơm máu quay ngược lại tim. Nếu đặc thù công việc không có cơ hội vận động, hãy cố gắng đứng lên và thay đổi tư thế vài lần trong ngày. Vào cuối ngày, hãy tập nâng chân lên hoặc kê chân lên gối khi bạn đang ngồi trên ghế tựa hay nằm trên giường.

  1. Giữ trọng lượng cơ thể phù hợp

Cơ thể cân đối là kết quả của việc ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn, đó cũng chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Tập tạ quá nặng có thể tạo lực lên tĩnh mạch của phần chân dưới, và nó sẽ trở nên tệ hơn theo thời gian. Ngoài ra, bị thừa cân sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh. Hãy cố gắng duy trì cân nặng hợp lý để giảm thiểu tình trạng suy giãn tĩnh mạch và góp phần đạt được hiệu quả cao nhất khi chữa trị.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • TM - Cau hoi ve Tm 03082021

    Đặt câu hỏi về việc điều trị giãn tĩnh mạch

    Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, và có nhiều băn khoăn trước khi quyết định điều trị, bạn cần được trả lời các câu hỏi sau đây: Nội Dung1 Có bao nhiêu phương pháp điều trị cho bệnh giãn tĩnh mạch?2 Các phương pháp điều trị có đau hoặc có các phản ứng phụ gì [Xem thêm…]

  • SGV - Cac con so 23072021 1111

    Giãn tĩnh mạch – Cảnh báo từ những con số

    Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 35% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh. Giãn tĩnh mạch – Những con số tham khảo Ở độ tuổi 50, gần 50% phụ nữ bị giãn tĩnh [Xem thêm…]

  • TM - HUYETKHOI20072021

    Phòng tránh tình trạng huyết khối tĩnh mạch

    Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Huyết khối thường hình thành ở tĩnh mạch vùng đùi hoặc cẳng chân nhưng cũng có thể hình thành ở những tĩnh mạch khác trên cơ thể. Nội Dung1 Nguyên nhân2 Cách phòng tránh huyết khối tĩnh mạch Nguyên [Xem thêm…]

  • Form chung BV -TM - 05072021

    Tôi đã chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào?

    “Tôi bị giãn tĩnh mạch đã mấy năm nay nhưng do lúc đó nghĩ chắc do trái gió trở trời nên chân đau nhức. Cũng có lúc thấy chân mỏi, nặng trình trịch. Ngày qua ngày, hai chân tôi càng đau hơn và lại thêm nổi gân cục cục, da bắp chân trở nên xanh, tím, [Xem thêm…]

  • TM - KHI NAO CAN CHUA TM 25062021

    Khi nào cần chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch ?

    Đối với người bị giãn tĩnh mạch, bác sĩ sau khi thăm khám, tùy theo từng trường hợp sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Hãy sớm chữa trị ngay khi phát hiện bệnh. Các dấu hiệu [Xem thêm…]

LIÊN HỆ