Các dấu hiệu đáng báo động của bệnh giãn tĩnh mạch

 

Suy giãn tĩnh mạch ban đầu không nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng. Vấn đề lớn nhất của chứng giãn tĩnh mạch là gây mất thẫm mỹ. Giãn tĩnh mạch là do tĩnh mạch phải chịu áp lực quá mức vì đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ. Nó có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, mang vớ y khoa và vận động thường xuyên.

 

dau hieu bao dong gian tinh mach

Nhưng một khi người bị giãn tĩnh mạch thấy xuất hiện các dấu hiệu sau, là tình trạng đáng báo động cần phải được sự hỗ trợ hoặc can thiệp y tế:

  1. Sưng chân: Sưng chân là một dấu hiệu bình thường khi bạn bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu  tình trạng sưng tấy mất kiểm soát, nó có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy, hãy thực hiện các biện pháp để kiểm soát chúng. Mang vớ y khoa có thể giúp giảm sưng.
  2. Tăng sắc tố ở da chân: Da chân trở nên sẫm màu và đổi màu do tình trạng viêm dai dẳng vì các tế bào hồng cầu trong mô gây ra.
  3. Đau chân nghiêm trọng: Bị giãn tĩnh mạch mà không điều trị thì sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với những cơn đau. Đau ở chân là triệu chứng phổ biến nhất và là hậu quả của chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu cơn đau tăng lên, thì có thể nó đang chỉ ra một số vấn đề nghiêm trọng. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
  4. Chảy máu: Những người bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm cũng có thể xuất hiện các tĩnh mạch nhỏ ở cẳng chân rất gần với bề mặt da. Những tĩnh mạch này thường dễ gặp phải các chấn thương nhỏ như vết cắt hoặc vết xước. Ngay cả việc dùng khăn để lau khô cũng có thể khiến da bạn bị nứt và chảy máu ở các tĩnh mạch.

Nếu bạn cảm thấy đau liên tục và dữ dội ở chân, da chân đổi màu, chân có cảm giác nóng và dễ gây chảy máu, thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy tình trạng của bạn đã trở nên trầm trọng và bạn cần sự hộ hỗ trợ y tế để bệnh được kiểm soát tốt.

 

Khi bị giãn tĩnh mạch, hãy mang vớ y khoa và tập thể dục thường xuyên. Đừng để áp lực trong tĩnh mạch của bạn tăng lên. Chỉ cần bạn chăm sóc tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình thì bạn không có gì phải lo lắng. Hãy để ý những triệu chứng giãn tĩnh mạch đáng báo động trên đây và đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong các dấu hiệu đó.

 

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • SGV - Cac con so 23072021 1111

    Giãn tĩnh mạch – Cảnh báo từ những con số

    Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 35% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh. Giãn tĩnh mạch – Những con số tham khảo Ở độ tuổi 50, gần 50% phụ nữ bị giãn tĩnh [Xem thêm…]

  • TM - HUYETKHOI20072021

    Phòng tránh tình trạng huyết khối tĩnh mạch

    Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Huyết khối thường hình thành ở tĩnh mạch vùng đùi hoặc cẳng chân nhưng cũng có thể hình thành ở những tĩnh mạch khác trên cơ thể. Nội Dung1 Nguyên nhân2 Cách phòng tránh huyết khối tĩnh mạch Nguyên [Xem thêm…]

  • Form chung BV -TM - 05072021

    Tôi đã chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào?

    “Tôi bị giãn tĩnh mạch đã mấy năm nay nhưng do lúc đó nghĩ chắc do trái gió trở trời nên chân đau nhức. Cũng có lúc thấy chân mỏi, nặng trình trịch. Ngày qua ngày, hai chân tôi càng đau hơn và lại thêm nổi gân cục cục, da bắp chân trở nên xanh, tím, [Xem thêm…]

  • TM - KHI NAO CAN CHUA TM 25062021

    Khi nào cần chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch ?

    Đối với người bị giãn tĩnh mạch, bác sĩ sau khi thăm khám, tùy theo từng trường hợp sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Hãy sớm chữa trị ngay khi phát hiện bệnh. Các dấu hiệu [Xem thêm…]

  • TM - NGUYEN NHAN GIAN TINH MACH

    Giãn tĩnh mạch chân – nguyên nhân và cách điều trị

    Giãn tĩnh mạch là một tình trạng phổ biến do các thành và van tĩnh mạch bị yếu hoặc bị tổn thương. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch: Do tuổi tác: Các van điều tiết máu trong tĩnh mạch dần bị suy thoái theo thời gian và tuổi tác. [Xem thêm…]

LIÊN HỆ