Cách phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe gồm cả lưu thông máu kém gây ra các cơn đau dữ dội. Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng và gây ra những biến đổi về huyết động. Bệnh này thường gặp ở độ tuổi trên 30, nó tùy thuộc vào công việc đòi hỏi ngồi, đứng nhiều, ít vận động,… Dưới đây là một số cách phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Kiểm soát cân nặng

Một trong những cách hàng đầu để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch đó là việc kiểm soát cân nặng. Tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giảm tĩnh mạch. Bạn nên duy trì một mức cân nặng hợp lí sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.

phong suy gian tinh mach chan
Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Giảm thời gian đứng

Để tránh việc bạn mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch, bạn nên hạn chế thời gian đứng. Cố gắng đứng trong khoảng thời gian ngắn, bởi càng nhiều áp lực dồn lên chân bạn sẽ càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và nó sẽ dần hình thành các chứng giãn tĩnh mạch.

Đi tất đặc biệt

Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch, có một loại tất dành riêng cho họ đi thường xuyên để giữ cơ và giảm độ giãn của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, sẽ khiến bạn giảm bớt áp lực và cảm thấy dễ chịu hơn.

Tập thể dục thường xuyên 

Các bài tập thể dục nhẹ cũng vô cùng bổ ích trong việc phòng ngừa căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt là các bài tập xe đạp, bơi lội hay đi bộ có thể giúp cải thiện lưu  thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng chống chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

Thay đổi tư thế ngồi

Khi ngồi, bạn tránh việc bắt chéo chân để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên vùng đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi, và hình thành tình trạng da sần cùng với chứng suy tĩnh mạch.

Không mang giày cao gót nhiều

Về trang phục, bạn nên chọn những đôi giày có gót thấp và dép mềm, mặc những bộ quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao và mặc quần áo bó sát để giữ độ lưu thông máu đồng đều, không bị tắc nghẽn.

Gác chân cao

Khi đi ngủ bạn nên đặt một chiếc gối dưới chân, nằm tư thế ngửa và gác chân lên gối để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.

Trên đây là một số chia sẻ về cách phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân, mong rằng sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn!

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch

    10 BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

    Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch qua việc xây dựng lối sống lành mạnh, năng vận động, ăn uống thực phẩm giàu chất xơ… không những giúp bạn cải thiện được sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và có đôi chân nhẹ nhàng hơn. 10 biện pháp phòng ngừa bệnh giãn [Xem thêm…]

  • Thời tiết lạnh ảnh hưởng đến giãn tĩnh mạch chân

    YẾU TỐ THỜI TIẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

    Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch là vô cùng quan trọng. Người mắc bệnh, ngoài việc thay đổi thói quen đứng hoặc ngồi lâu, xây dựng lối sống thường xuyên vận động và cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết… còn phải quan tâm đến các yếu [Xem thêm…]

  • Loét chân - Biến chứng nặng nề của giãn tĩnh mạch

    ĐỪNG ĐỂ LOÉT CHÂN DO GIÃN TĨNH MẠCH

    Ở hầu hết mọi người, vết loét chân thông thường sẽ lành lại sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, những trường hợp loét chân mãn tính thì không đơn giản, đặt biệt là loét chân do suy giãn tĩnh mạch Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loét chân, trong đó, loét chân do suy [Xem thêm…]

  • Ngăn chặn cục máu đông và suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

    NGĂN CHẶN CỤC MÁU ĐÔNG VÀ SUY TĨNH MẠCH TRONG THAI KỲ

    Trong những tháng đầu của thai kỳ, điều mà cả người mẹ và bác sĩ quan tâm là làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi; hạn chế rượu, cà phê, chất kích thích và tăng cường bổ sung vitamin, axit folic, DHA cùng một chế độ ăn uống lành mạnh để [Xem thêm…]

  • Suy giãn tĩnh mạch ở người bị tiểu đường

    GIÃN TĨNH MẠCH Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

    Người bệnh tiểu đường cần quan tâm đến việc bảo vệ đôi chân, ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy có các dấu hiệu như phù chân, sưng hoặc đau chân, cần đi khám ngay để có kế hoạch điều trị kịp thời. Người tiểu [Xem thêm…]

LIÊN HỆ