[Chia sẻ hay] – Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến, nhưng người bệnh không phải dễ phát hiện sớm để điêu trị. Nguyên nhân là do không phải ai cũng hiểu rõ bệnh để phòng chống và ngăn ngừa bệnh kịp thời. Những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch rất mờ nhạt, khó nhận biết do chúng dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh mà còn làm người bệnh có cảm giác tự ti trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh kịp thời? Hiểu rõ về các dấu hiệu của bệnh không chỉ giúp bạn phòng chống được bệnh mà còn có kế hoạch điều trị kịp thời và nhanh chóng.

Gian đoạn đầu của bệnh

Vì triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch khá giống với triệu chứng của đau nhức xương khớp nên thông thường mọi người sẽ không quan tâm. Ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh thường sẽ cảm thấy chân nặng, mỏi và xuất hiện tình trạng phù nề nhẹ khi về chiều. Khi ngồi xuống hay đứng lên sẽ có chút khó khăn. Đêm ngủ thường không ngon giấc bởi các cơn đau và tình trạng chuột rút gây ra, chân có cảm giác tê rần rất khó chịu. Ngoài ra, ở giai đoạn này vùng cổ chân và bàn chân sẽ xuất hiện các tĩnh mạch nổi li ti. Nhiều người vẫn cho rằng đây là một số mạch máu sẵn có nên không để ý. Vì vậy có khá ít các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn này, mà thường để đến khi quá đau nhức mới quan tâm khám chữa.

Các gian đoạn tiếp theo

Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ trở nặng hơn. Toàn bộ hệ tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị giãn to ra, gây ứ trệ cục bộ hệ tuần hoàn và khiến cho hệ thống mạch máu dưới da bị rối loạn, dẫn đến tình trạng viêm loét. Ban đầu tình trạng viêm loét chân sẽ có thể tự lành, nhưng nếu để lâu dần thì sẽ trở nên nghiêm trọng. Các vết viêm loét không được điều trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng rất khó điều trị và khó chữa lành, làm ảnh hưởng đến việc đi lại. Giãn tĩnh mạch sẽ trở nên nguy hiểm nếu trong lòng tĩnh mạch hình thành các cục máu đông. Khi cục máu đông di chuyển về tim hoặc các cơ quan khác, như đến phổi và có thể gây thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà phải quan tâm thăm khám ngay khi phát hiện một trong các dấu hiệu kể trên bởi bệnh giãn tĩnh mạch nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng nhanh có kết quả.

Điều trị đơn giản và hiệu quả với Laser nội mạch

Laser nội mạch là phương pháp điều trị dành cho các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông mức độ 2 trở đi, tức là khi người bệnh gặp phải các triệu chứng chuột rút, đau nhức chân, nặng chân, tê rần vào bạn đêm thì đều có thể áp dụng điều trị.

Trước khi tiến hành điều trị bác sĩ sẽ siêu âm để xác định vị trí các tĩnh mạch cần điều trị rồi tiến hành gây tê cho bệnh nhân. Sau đó, dựa vào hình ảnh từ máy siêu âm bác sĩ sẽ đưa sợi dây dẫn với kích thước siêu nhỏ đến đúng vị trí tĩnh mạch cần điều trị sau đó kích hoạt năng lượng laser. Năng lượng này sẽ hủy các tĩnh mạch bị bệnh từ bên trong mà không phải qua bất kỳ đường mổ nào.

Những ưu điểm của phương pháp điều trị này có thể kể đến như:

  • Ít gây đau đớn và không để lại sẹo.
  • Vì không có đường mổ nên thời gian phục hồi mau.
  • Sau điều trị có thể ra về và sinh hoạt làm việc bình thường.
  • An toàn và hầu như không gây biến chứng.

Cùng tham khảo quy trình thực hiện một ca điều trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp Laser qua video dưới đây:

Hy vọng bài viết này giúp ích các bạn trong việc tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh. Nếu có thắc mắc gì hãy nhanh tay truy cập website: https://phongkhamtinhmach.com để được các bác sỹ tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.

3.5 (70%) 2 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ