Có nên dùng kem bôi giãn tĩnh mạch?

Kem bôi giãn tĩnh mạch có những tác dụng nhất định trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các loại kem bôi không có khả năng điều trị bệnh giãn tĩnh mạch từ gốc, do đó, nếu chỉ sử dụng kem bôi mà không khám và điều trị tại các chuyên khoa tĩnh mạch, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch đối với sức khỏe

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra những tác hại khôn lường. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi chân, chân tê rần, nổi gân xanh ngoằn ngoèo… Nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn đến phù chân, loét chân không lành, chảy máu, hoại tử…

Nguy hiểm là vậy, tuy nhiên bệnh giãn tĩnh mạch vẫn chưa được nhận biết và quan tâm đúng mức. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân thường chần chừ, ngần ngại đi khám và điều trị tại các chuyên khoa tĩnh mạch. Thay vào đó, người bệnh thường tìm mọi cách tự chữa tại nhà, bằng các phương pháp truyền miệng, bao gồm việc sử dụng các loại kem bôi ngoài da.

Lợi ích của các loại kem bôi giãn tĩnh mạch

Không thể phủ nhận các dụng của một số loại kem bôi ngoài da trong việc giảm bớt các dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân cho biết rằng sau vài tuần bôi kem, họ cảm thấy bớt dần cảm giảm nặng mỏi, đau nhức, tê chân, chân trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch đã chỉ ra rằng mặc khi dùng kem bôi ngoài da, triệu chứng bệnh có giảm, nhưng gốc của bệnh vẫn còn, bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến ở bên trong và có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp như loét chân không lành, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể dẫn đến tử vong.

Cũng cần lưu ý thêm là không phải ở cấp độ giãn tĩnh mạch nào, việc bôi thuốc ngoài da cũng mang lại hiệu quả. Trong trường hợp bệnh giãn tĩnh mạch ở cấp độ nặng, chân xuất hiện hiện sưng phù, lở loét… sử dụng kem bôi không những không có kết quả mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Làm gì để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch từ gốc?

Kem bôi giãn tĩnh mạch có thể mang lại kết quả tốt hơn nếu kết hợp với các phương pháp điều trị từ gốc như chích xơ, laser nội mạch. Với các phương pháp này, tĩnh mạch bị giãn sẽ được loại bỏ từ bên trong, nhờ đó các triệu chứng của bệnh như nặng mỏi chân, đau tức bắp chân, nổi gân xanh… cũng được cải thiện đáng kể.

laser-noi-mach-dieu-tri-gian-tinh-mach-khong-can-phau-thuat
Laser nội mạch: Điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả và ít tốn kém
5 (100%) 2 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả và an toàn

    CAN THIỆP XƠ HÓA TĨNH MẠCH ĐỂ TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TAY

    Các tĩnh mạch (mà chúng ta quen gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt tay có thể được loại bỏ một cách hiệu quả và an toàn bằng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên mu bàn tay gọi là giãn tĩnh mạch tay. [Xem thêm…]

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

  • Cơ chế hoạt động bình thường của van. Từ trái sang phải: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới

    Suy van tĩnh mạch là gì?

    Suy van tĩnh mạch nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch với nhiều biến chứng phức tạp, khó điều trị như loét chân, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nội Dung1 Suy van tĩnh mạch là gì?2 Hệ quả của suy van [Xem thêm…]

  • suy-gian-tinh-mach

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

    Tình trạng ứ đọng máu vùng chân do suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểu, khó chữa trị như loét chân, viêm mạch, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng [Xem thêm…]

LIÊN HỆ