Điều trị nội khoa giãn tĩnh mạch

Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp giãn tĩnh mạch sớm, bao gồm việc uống các loại thuốc làm bền thành mạch, mang vớ y khoa, tập các bài thể dục tốt cho lưu thông máu vùng chân…

Uống thuốc

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, giãn tĩnh mạch nông cấp độ nhẹ thường được chỉ định uống các loại thuốc làm bền thành mạch, giảm đau nhức, nặng, mỏi chân như Daflon, Rutin C, Veinamitol, Venpoten v.v… Người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống mà nên uống theo toa của bác sĩ.

dieu-tri-gian-tinh-mach-bang-thuoc
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể được chỉ định uống một số loại thuốc làm bền thành mạch

Mang vớ y khoa

Vớ y khoa là loại vớ dùng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vớ y khoa có cấu tạo chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim. Vớ y khoa có khả năng hạn chế tình trạng máu bị ứ trệ, hạn chế dòng máu chảy ngược, từ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, phù chân… ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

Vớ y khoa cũng được dùng để phối hợp điều trị với các phương pháp điều trị khác như uống thuốc, chích xơ, laser nội mạch… Đối với những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều, bác sĩ cũng khuyến khích mang vớ y khoa để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch.

Tập thể dục

Ngoài việc uống thuốc, mang vớ y khoa, bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch như tập thể dục hàng ngày. Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe đạp là những môn thể thao tốt nhất cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế những yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch như tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, tránh tiếp xúc nhiệt, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, hạn chế những môn thể thao có nâng nặng, đứng lâu.

“Điều trị nội khoa thường chỉ được áp dụng với các trường hợp giãn tĩnh mạch sâu, giãn tĩnh mạch nông giai đoạn sớm nhằm làm bền thành tĩnh mạch, giảm triệu chứng, không cho bệnh tiến triển nặng thêm. Đối với các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông cấp độ nặng, việc điều trị bằng thuốc thường không mang lại kết quả. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải được điều trị từ gốc bằng các phương pháp can thiệp như chích xơ, laser nội tĩnh mạch…”

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ