ĐỪNG ĐỂ LOÉT CHÂN DO GIÃN TĨNH MẠCH

Ở hầu hết mọi người, vết loét chân thông thường sẽ lành lại sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, những trường hợp loét chân mãn tính thì không đơn giản, đặt biệt là loét chân do suy giãn tĩnh mạch

Loét chân - Biến chứng nặng nề của giãn tĩnh mạch
Loét chân – Biến chứng nặng nề của giãn tĩnh mạch

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loét chân, trong đó, loét chân do suy giãn tĩnh mạch là thường gặp nhất.

  • 80% trường hợp lở loét chân do biến chứng giãn tĩnh mạch
  • 15% loét chân do nguyên nhân từ bệnh động mạch
  • 5% còn lại do các nguyên nhân khác, bao gồm tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng hiếm gặp.

Bệnh tĩnh mạch gây loét như thế nào?

Các tĩnh mạch ở chân có nhiệm vụ đưa máu từ chân trở về tim. Van một chiều trong lòng tĩnh mạch có nhiệm vụ đảm bảo tuần hoàn đưa máu theo chiều từ chân lên phần trên cơ thể. Khi các van này bị hư hỏng hoặc làm việc không hiệu quả, máu có thể chảy theo chiều ngược lại, gây áp lực cao trong lòng tĩnh mạch, tạo áp lực lên da và từ đó dễ hình thành các vết loét.

Loét chân do suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng ống quyển hoặc vùng mắt cá chân. Bởi cấu tạo những vùng này chỉ có da bọc xương mà không có lớp cơ bên dưới.

Tình trạng loét chân do giãn tĩnh mạch gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, việc đi lại vì vậy cũng có khăn hơn, tính thẩm mỹ do vậy mà giảm đi. Nguy cơ nhiễm trùng ở những vết loét này là rất cao, việc điều trị tương đối phức tạp.

Vết loét điều trị có khỏi không?

Điều trị các vết loét thường mất nhiều thời gian. Có trường hợp chỉ cần từ 4-6 tháng, nhưng không ít trường hợp phải mất nhiều năm vì phải chịu đựng những lần tái phát sau điều trị.

Do đó, khi phát hiện bị giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề khiến cho việc chữa trị trở nên phức tạp và thời gian chữa trị kéo dài.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Khi nào nên điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân?

    Khi nào nên điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân ?

    Nhiều người xem nhẹ những cảnh báo về bệnh giãn tĩnh mạch chân vì cho rằng chỉ ảnh hướng đến thẩm mỹ và vô hại. Thực ra, ngoài những cơn đau, bệnh giãn tĩnh mạch còn làm thay đổi màu da chân, viêm da, lỡ loét và hoại tử ở phần chân bị giãn tĩnh [Xem thêm…]

  • 7244810cbd5e4b00124f

    Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch mùa covid

    Nhiều trường hợp người bị giãn tĩnh mạch không thể đi lại khám chữa bệnh trong tình trạng phong tỏa cách ly do covid thì một số giải pháp sau đây được xem là không quá khó khăn để thực hiện. Những giải pháp này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch và [Xem thêm…]

  • TM TMMang Nhen 11082021

    Tĩnh mạch mạng nhện – nguyên nhân và cách chữa trị

    Tĩnh mạch mạng nhện là một dạng của giãn tĩnh mạch nhưng có hình dáng khác. Nguyên nhân là do dòng chảy bất thường và sự suy yếu của các mạch máu gây ra. Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng tĩnh mạch mạng nhện nhiều gấp đôi so với nam giới. Nhận biết sự [Xem thêm…]

  • TM - Cau hoi ve Tm 03082021

    Đặt câu hỏi về việc điều trị giãn tĩnh mạch

    Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, và có nhiều băn khoăn trước khi quyết định điều trị, bạn cần được trả lời các câu hỏi sau đây: Nội Dung1 Có bao nhiêu phương pháp điều trị cho bệnh giãn tĩnh mạch?2 Các phương pháp điều trị có đau hoặc có các phản ứng phụ gì [Xem thêm…]

  • SGV - Cac con so 23072021 1111

    Giãn tĩnh mạch – Cảnh báo từ những con số

    Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 35% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh. Giãn tĩnh mạch – Những con số tham khảo Ở độ tuổi 50, gần 50% phụ nữ bị giãn tĩnh [Xem thêm…]

LIÊN HỆ