Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho người bị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là bệnh có thể chữa khỏi và để được điều trị, bạn cần biết tình trạng hiện tại của mình qua việc thăm khám lâm sàng và siêu âm mạch máu doppler. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho người bị giãn tĩnh mạch là gì?

Sử dụng vớ y khoa phù hợp

Chọn vớ y khoa phù hợp. Vớ có tác dụng hỗ trợ khi các tĩnh mạch gây ra những triệu chứng khó chịu. Vớ thường có kiểu vớ đùi, vớ gối, vớ quần. Bác sĩ sẽ tùy theo kết quả khám mà tư vấn cho bệnh nhân về loại vớ phù hợp để sử dụng.

Thảo luận với bác sĩ điều trị về việc can thiệp nếu cần

loi khuyen bac si

Nếu bạn thấy chân rất khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại, nổi gân xanh nhiều, da đổi màu hoặc thậm chí có thể lở loét, thì hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa về việc can thiệp bằng phương pháp laser nội mạch hay chích xơ để cải thiện tình trạng.

Thay đổi lối sống

Lưu ý các hoạt động thể chất tốt cho tĩnh mạch như:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý
  • Cải thiện lưu thông máu ở chân bằng cách di chuyển chân hoặc giữ chân nâng cao trong thời gian ngắn đều đặn và cố gắng tránh ngồi khoanh chân.
  • Thay đổi tư thế để không đứng hay ngồi thường xuyên quá lâu.

Duy trì chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh bằng cách tăng cường các thực phẩm có lợi cho tĩnh mạch.

  • Ăn các thực phẩm giàu Vitamin B- complex như gạo lứt, lúa mạch và lúa mì chưa qua chế biến. Các loại cá ngừ, thịt gà cũng có hàm lượng vitamin B khá cao. Một số thực phẩm khác là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời bao gồm các loại đậu, ớt, chuối, mật, khoai tây..
  • Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C có ở các loại rau củ như bạc hà, dưa hấu, dứa, măng tây, bí xanh, chanh, cam,  rau bina, cải bẹ xanh, dâu tây, cải xoắn, bông cải xanh, rau mùi, thì là, rau diếp, cần tây, cà chua, bưởi, quả kiwi, bắp cải, đu đủ, dâu tây vv…
  • Nguồn thực phẩm giàu beta carotene hoặc vitamin A như cà rốt, bưởi hồng, bí đao, bí đỏ, trứng, sữa chua, gan gà, thịt bò, rau lá xanh, pho mát, sữa, khoai lang và dưa hấu.
  • Bổ sungVitamin E từ các loại rau xanh, sữa, các loại hạt, trứng, bơ và măng tây.

Kết luận

Giãn tĩnh mạch không chỉ là tình trạng mất thẩm mỹ. Chúng có thể gây đau, sưng tấy, mỏi chân, nhức chân – những triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Giãn tĩnh mạch không được điều trị có thể nguy hiểm vì lượng máu tích tụ trong các tĩnh mạch bị bệnh, lâu ngày có thể hình thành cục máu đông.

Hãy thực hiện các bước theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trên đây để có thể đẩy lùi căn bệnh giãn tĩnh mạch. Cần khám và tư vấn về bệnh, bạn có thể liên hệ Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM qua điện thoại số 0987954545-0987950505.

 

3.7 (73.33%) 6 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận
  • Cao Gia Chuong2023-12-01 15:49:21
    DA CHAN BI LO LET O GAN MAT CA CHAN DO SUY GIAN TINH MACH. CO THE DIEU TRI BANG CACH NAO MONG BAC SY TU VAN.
    • Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn2023-12-22 14:27:04
      Chào anh. Trường hợp của anh chị có thể điều trị được. Sau khi kiểm tra qua trực tiếp khám lâm sàng và siêu âm mạch máu doppler, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho anh chị về việc điều trị. Anh chị có thể liên hệ số điện thoại 0987954545-0987950505 để đặt lịch hẹn khám.

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • giãn tĩnh mạch là gì

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

    Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường. Nội Dung1 Giãn tĩnh mạch là gì?2 Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới3 Nguyên nhân nào dẫn đến giãn tĩnh mạch?4 Biến chứng của bệnh [Xem thêm…]

  • Đi bộ tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch

    Phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân đúng cách

    Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính khó điều trị, Do đó, nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Một vài lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch, đối với những người đã bị giãn tĩnh mạch, thực hiện các biện pháp sau cũng góp phần [Xem thêm…]

  • nguyen nhan gian tinh mach

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch

    Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định một cách chính xác, rõ ràng. Song chúng ta có thể kể đến một vài nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về tĩnh mạch sau: Nội Dung1 Tuổi tác2 Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu3 [Xem thêm…]

  • dau-hieu-gian-tinh-mach

    Dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thường thấy

    Nặng, mỏi, đau nhức chân, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo, chuột rút về đêm… là những dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Giãn tĩnh mạch là hậu quả của suy van tĩnh mạch. Suy van tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở [Xem thêm…]

LIÊN HỆ