Giãn tĩnh mạch là bệnh có thể chữa khỏi và để được điều trị, bạn cần biết tình trạng hiện tại của mình qua việc thăm khám lâm sàng và siêu âm mạch máu doppler. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho người bị giãn tĩnh mạch là gì?
Nội Dung
Sử dụng vớ y khoa phù hợp
Chọn vớ y khoa phù hợp. Vớ có tác dụng hỗ trợ khi các tĩnh mạch gây ra những triệu chứng khó chịu. Vớ thường có kiểu vớ đùi, vớ gối, vớ quần. Bác sĩ sẽ tùy theo kết quả khám mà tư vấn cho bệnh nhân về loại vớ phù hợp để sử dụng.
Thảo luận với bác sĩ điều trị về việc can thiệp nếu cần
Nếu bạn thấy chân rất khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại, nổi gân xanh nhiều, da đổi màu hoặc thậm chí có thể lở loét, thì hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa về việc can thiệp bằng phương pháp laser nội mạch hay chích xơ để cải thiện tình trạng.
Thay đổi lối sống
Lưu ý các hoạt động thể chất tốt cho tĩnh mạch như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý
- Cải thiện lưu thông máu ở chân bằng cách di chuyển chân hoặc giữ chân nâng cao trong thời gian ngắn đều đặn và cố gắng tránh ngồi khoanh chân.
- Thay đổi tư thế để không đứng hay ngồi thường xuyên quá lâu.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh bằng cách tăng cường các thực phẩm có lợi cho tĩnh mạch.
- Ăn các thực phẩm giàu Vitamin B- complex như gạo lứt, lúa mạch và lúa mì chưa qua chế biến. Các loại cá ngừ, thịt gà cũng có hàm lượng vitamin B khá cao. Một số thực phẩm khác là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời bao gồm các loại đậu, ớt, chuối, mật, khoai tây..
- Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C có ở các loại rau củ như bạc hà, dưa hấu, dứa, măng tây, bí xanh, chanh, cam, rau bina, cải bẹ xanh, dâu tây, cải xoắn, bông cải xanh, rau mùi, thì là, rau diếp, cần tây, cà chua, bưởi, quả kiwi, bắp cải, đu đủ, dâu tây vv…
- Nguồn thực phẩm giàu beta carotene hoặc vitamin A như cà rốt, bưởi hồng, bí đao, bí đỏ, trứng, sữa chua, gan gà, thịt bò, rau lá xanh, pho mát, sữa, khoai lang và dưa hấu.
- Bổ sungVitamin E từ các loại rau xanh, sữa, các loại hạt, trứng, bơ và măng tây.
Kết luận
Giãn tĩnh mạch không chỉ là tình trạng mất thẩm mỹ. Chúng có thể gây đau, sưng tấy, mỏi chân, nhức chân – những triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Giãn tĩnh mạch không được điều trị có thể nguy hiểm vì lượng máu tích tụ trong các tĩnh mạch bị bệnh, lâu ngày có thể hình thành cục máu đông.
Hãy thực hiện các bước theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trên đây để có thể đẩy lùi căn bệnh giãn tĩnh mạch. Cần khám và tư vấn về bệnh, bạn có thể liên hệ Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM qua điện thoại số 0987954545-0987950505.
Thảo Luận