Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch ban đầu chỉ gây khó chịu. Qua thời gian, sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Nếu thường xuyên tập thể dục có thể giảm bớt triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, còn có thể tránh được việc phải phẫu thuật điều trị.
Nội Dung
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch phình to nổi lên dưới bề mặt da, thường gặp nhất là ở chân. Chúng xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta già đi. Việc mang thai ở phụ nữ cũng có thể làm gia tăng tình trạng giãn tĩnh mạch.
Động mạch đưa máu giàu oxy từ tim chảy đến khắp cơ thể. Các tĩnh mạch có nhiệm vụ mang máu nghèo oxy từ khắp cơ thể trở về tim. Vì tim nằm ở trên cao nên các van tĩnh mạch chống lại trọng lực để máu có thể chảy ngược về tim. Khi các van này suy yếu, máu có thể đọng lại trong lòng các tĩnh mạch. Điều này làm cho các tĩnh mạch phình ra và gần da hơn, dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Tập thể dục tốt cho sức khỏe tĩnh mạch
Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch như giảm sưng và cải thiện cơn đau. Cơ bắp chân của bạn hoạt động như một máy bơm và phục vụ cho việc di chuyển máu từ bàn chân và chân đến tim.
Tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện lưu thông máu và tránh tăng cân quá mức. Tăng cân là yếu tố nguy cơ của chứng giãn tĩnh mạch.
Mặc dù tập thể dục không chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Tập thể dục đều đặn có thể giảm các nguy cơ khiến bệnh phát triển thêm.
Những bài tập thể dục giúp giảm triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gia tăng do đứng hoặc ngồi quá lâu. Các bài tập có thể giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Đi bộ: Nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Đạp xe đạp: Đạp xe đạp khoảng 20-30 phút mỗi ngày rất tốt đối với người bị giãn tĩnh mạch. Nếu không thể đạp xe đạp, bạn có thể nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn, nâng hai chân lên khỏi mặt giường (sàn), tập như là đạp xe đạp khoảng 15 cái cho mỗi chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
- Leo cầu thang: Hãy chọn leo cầu thang bộ thay vì thang máy. Nâng cao bắp chân khi bạn leo lên cầu thang làm co cơ chân, tốt cho tĩnh mạch.
- Nâng gót chân: Sử dụng cơ bắp chân để nâng gót chân lên khỏi sàn sẽ giúp lưu thông máu ở cẳng chân. Bạn có thể thực hiện bài tập này với tư thế đứng hoặc ngồi nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cố gắng tập 10-15 lượt.
- Gập ngón chân: Nếu do đặc thù công việc khiến bạn phải đứng hoặc ngồi lâu cả ngày thì bàn chân và ngón chân của bạn có thể bị sưng tấy. Các động tác duỗi và gập ngón chân sẽ giúp giảm bớt một phần áp lực. Lặp lại động tác này 20 lần.
- Tập yoga: Yoga với các động tác kéo giãn cơ giúp xây dựng sức mạnh và sự linh hoạt cho cơ thể, đồng thời giúp giảm tình trạng đau chân, sưng chân do giãn tĩnh mạch.
Nên đến khám ở đâu khi phát hiện triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch?
Tập thể dục không chỉ làm giảm các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch mà còn có thể giúp ích cho sức khỏe tổng thể của bạn. Tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, nếu như việc tập thể dục thường xuyên mà vẫn không thể giúp làm giảm các triệu chứng như mong muốn của bạn, Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tiên tiến, bạn có thể liên hệ đặt lịch hẹn khám tư vấn qua điện thoại số 0987954545-0987950505. Bạn cũng có thể trực tiếp đến địa chỉ Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, số 606/24 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ thăm khám, siêu âm mạch máu và tư vấn cách điều trị tốt nhất cho bạn.
Thảo Luận