Những điều cần biết về việc chữa trị suy giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch không chỉ là căn bệnh gây tốn kém tiền bạc do dùng cho chi phí điều trị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Đặc biệt là hiện nay, đối tượng bệnh nhân có xu hướng ngày càng trẻ hóa thì chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức về việc chữa suy giãn tĩnh mạch chân để có được kết quả như mong muốn.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch chân:

Tĩnh mạch hoạt động là do hệ thống van dẫn một chiều. Các tĩnh mạch được phân bố ở trên khắp cơ thể có chức năng chính trong việc vận chuyển, dẫn máu ở mọi nơi tập trung về tim nhằm điều hành và duy trì sự sống cho cơ thể con người. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những triệu chứng cũng như phần lớn dấu hiệu thường gặp ở các trường hợp giãn tĩnh mạch chân.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh là mỏi chân, đau chân, có tình trạng chuột rút về đêm, có kèm theo ngứa râm ran hoặc đau rát, phù chân, tê chân và đặc biệt những triệu chứng ngày càng rõ rệt hơn vào giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác nhất thì chúng ta cần đến để bác sĩ trực tiếp kiểm tra chân và siêu âm mạch máu doppler, từ đó mới có thể chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị đúng đắn.

 

chua-suy-gian-tinh-mach-chan
Chữa suy giãn tĩnh mạch chân

 

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay

Điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với mang vớ y khoa và vận động phù hợp là phương pháp đơn giản nhất trong điều trị giãn tĩnh mạch chân.

Xơ hóa các tĩnh mạch bị bệnh là phương pháp điều trị ít xâm lấn và an toàn. Trên 80% các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi, khó chịu do giãn tĩnh mạch sẽ được loại bỏ sau khi điều trị bằng phương pháp xơ hóa, tính thẩm mỹ trên vùng da bị bệnh cũng được cải thiện đáng kể.

Laser nội mạch: Đây là phương pháp điều trị có thể giúp loại bỏ hầu hết các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, nổi gân xanh…mà không cần phẫu thuật.

Sóng cao tần: Điều trị giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần ngoài mang lại kết quả tương đương với phương pháp phẫu thuật còn hạn chế được hầu hết các biến chứng như trong phẫu thuật.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị tuy mang lại hiệu quả cao những vẫn tồn tại nhiều biến chứng, do đó đang phương pháp phẫu thuật đang dần được thay thế dần bởi các phương pháp tiên tiến và an toàn hơn như laser nội mạch hoặc xơ hóa tĩnh mạch đã đề cập ở trên.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất không phải là phương pháp điều trị tiên tiến nhất hoặc tốn kém nhất mà chính là phương pháp phù hợp nhất với cấp độ bệnh giãn tĩnh mạch của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán dựa trên kết quả khám lâm sàng và siêu âm mạch máu. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt khi phát hiện dấu hiệu bệnh.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ