Những lầm tưởng về bệnh giãn tĩnh mạch

Tại Việt Nam, bệnh giãn tĩnh mạch tuy là bệnh thường gặp nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đây chính là lý do rất nhiều người bệnh có quan điểm sai lầm về căn bệnh này.

Dưới đây là những lầm tưởng về bệnh suy giãn tĩnh mạch và sự thật về chúng.

Lầm tưởng 1: Giãn tĩnh mạch có thể biến mất theo thời gian

Giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính, và nó chỉ nghiêm trọng, nặng nề hơn theo thời gian chứ không thể tự khỏi được.

gian-tinh-mach-khong-the-tu-lanh
Giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tĩnh và không thể tự lành

Lầm tưởng 2: Giãn tĩnh mạch chỉ có thể xảy ra ở chân

Thực tế là giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả mặt, ngực, tay… Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở chân nhất do hệ thống tĩnh mạch vùng chân dài hơn và phức tạp hơn.

Lầm tưởng 3: Chỉ có người lớn tuổi mới bị giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 tuổi trở đi, tuổi càng cao đồng nghĩa với việc khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch càng lớn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ không bị bệnh này. Thực tế cho thấy độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa.

Lầm tưởng 4: Đi bộ khiến bệnh giãn tĩnh mạch nặng thêm

Nhiều người cho rằng bệnh nhân giãn tĩnh mạch không nên đi bộ, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Đi bộ hoặc chạy bộ có thể giúp cho bơm cơ ở bắp chân tốt hơn và đẩy được nhiều máu về tim hơn. Người thường xuyên đi bộ có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch.

Lầm tưởng 6: Giãn tĩnh mạch chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật

Có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch, phẫu thuật chỉ là một trong các phương pháp đó. Ngoài phẫu thuật, bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, chích xơ tĩnh mạch hoặc các phương pháp tiên tiến hơn như laser nội tĩnh mạch, sóng cao tần…

Lầm tưởng 7: Loại bỏ tĩnh mạch bị giãn gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo nhiều công trình nghiên cứu uy tín của các chuyên gia trên thế giới, bỏ đi tĩnh mạch bị bệnh không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn giúp loại bỏ hiện tượng ứ đọng máu, qua đó ngăn chặn những biến chứng nặng nề của bệnh giãn tĩnh mạch. Việc lưu thông máu về tim vẫn được tiếp tục vì sẽ có những tĩnh mạch khác đảm nhận công việc của tĩnh mạch bị bỏ.

Lầm tưởng 8: Hồi phục sau điều trị giãn tĩnh mạch là rất khó

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tiên tiến hiện nay như laser nội mạch, sóng cao tần cho thời gian hồi phục rất nhanh do không phải thực hiện qua vết mổ.. Những phương pháp này thường diễn ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ. Bệnh nhân được về ngay trong ngày và có thể đi lại, sinh hoạt, làm việc bình thường mà không có bất kỳ trở ngại nào.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân đúng cách mà bạn nên biết

    Phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân đúng cách mà bạn nên biết 

    Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch chân ngày càng trở lên phổ biến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để có thể phòng chống bệnh một cách đúng cách? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết. [Xem thêm…]

  • Những biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch chi dưới mà bạn nên biết

    Những biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch chi dưới mà bạn nên biết 

    Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới ngày càng phổ biến, số lượng bệnh nhân mắc phải căn bệnh này càng nhiều. Tuy nhiên, để nắm rõ thông tin về căn bệnh này thì không phải ai cũng rõ. Vậy những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là gì? Làm thế nào [Xem thêm…]

  • home-remedies-for-varicose-veins

    GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI VÀ BIẾN CHỨNG

    Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới không chỉ có các dấu hiệu như nổi gân ngoằn ngoèo gây mất thẩm mỹ của đôi chân mà còn có thể dẫn đến các tình trạng tồi tệ hơn cùng những biến chứng nghiêm trọng khác. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống Triệu [Xem thêm…]

  • 3-15207639486141184334566

    GIỮ GÌN VẺ ĐẸP CHO ĐÔI CHÂN PHỤ NỮ

    Ảnh hưởng do đặc thù công việc và những thói quen của chị em phụ nữ có thể dẫn đến căn bệnh suy giãn tĩnh mạch gây nhiều phiền toái và còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Cảm giác nặng chân, tê chân, sưng chân và nổi những đường gân xanh đỏ ngoằn ngoèo [Xem thêm…]

  • image1_iuoz

    BỆNH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CÓ ĐANG TẤN CÔNG BẠN ?

    Tại Mỹ, mỗi năm có hơn một triệu người mắc phải căn bệnh huyết khối tĩnh mạch. Bệnh giết chết khoảng 300.000 người. Dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng thực tế là có hơn 50% số người mắc bệnh không hề thấy xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trước đó.. Huyết khối [Xem thêm…]

LIÊN HỆ