6 cấp độ giãn tĩnh mạch

Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân

Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho thấy, có hơn 40% dân số trưởng thành mắc suy tĩnh mạch, trong đó có trên 75% không biết mình mắc bệnh này.

Các bệnh nhân suy tĩnh mạch thường cảm thấy nặng chân, tê chân, đau nhức, mỏi chân, chuột rút, cảm giác nóng rát ở chân, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo… Những dấu hiệu trên thường xuất hiện vào buổi chiều tối. Khi bệnh nhân đứng hay ngồi quá lâu, những cảm giác khó chịu này sẽ tăng lên.

Việc xác định cấp độ bệnh giãn tĩnh mạch đang ở giai đoạn nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc phân chia theo những biểu hiện bên ngoài và theo cảm nhận của bệnh nhân là yếu tố quan trọng.

Dựa theo biểu hiện lâm sàng, bệnh suy tĩnh mạch có thể phân thành 6 cấp độ sau đây:

Cấp độ 0: Bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài, không thể nhìn hay sờ thấy dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy chân thường xuyên bị tê, nặng, mỏi… vào buổi chiều tối.

Cấp độ 1: Tĩnh mạch giãn, tĩnh mạch mạng nhện nhỏ li ti bắt đầu nổi dưới da vùng mắt cá chân, vùng đùi…

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-1
Giãn tĩnh mạch cấp độ 1

Cấp độ 2: Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo giống các cuộn dây thừng dưới bề mặt da chân, đường kính các tĩnh mạch giãn trên 3mm.

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-2 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-2 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-2 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-2

 

Cấp độ 3: Chân bị phù và phù nhiều vào buổi chiều tối, khi đứng nhiều

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-3 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-3 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-3 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-3

 

Cấp độ 4: Da chân bắt đầu đổi màu, cụ thể: da vùng cẳng chân sậm màu, xơ bì, sừng hóa, chân bị phù…

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-4 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-4 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-4 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-4

 

Cấp độ 5: Chân bắt đầu bị lở loét, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-5 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-5 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-5 giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-5

 

Cấp độ 6: Chân bị lở loét nặng, da sạm màu và phù…

giãn-tĩnh-mạch-cấp-độ-6
Chân bị lở loét nặng

Trên thực tế, có không ít trường hợp bị đau chân phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng, ngược lại, có những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. Điều này khiến bệnh nhân thường bỏ qua, và chỉ đi khám và chữa trị khi bệnh đã trở nặng, việc chữa trị lúc này rất phức tạp và tốn nhiều chi phí.

 

gian-tinh-mach-neu-khong-duoc-dieu-tri-som-se-gay-nhieu-bien-chung

 

4.3 (85%) 4 votes

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận
  • TRÂN THỊ LAN2024-01-22 14:19:44
    Chào Bác sỹ! Tôi bị tê bì chân đôi lúc bị chuột rút rất khó chịu đi khám siêu âm kết quả Suy giãn tỉnh mạch sâu chi dưới. BS cho mua thuốc về uống mà ko hề đỡ nay bị chuột rút và co cứng bắp chân đau và khó chịu. Bs tư vans giúp tôi phải là sao ạ.
    • Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn2024-02-23 10:01:11
      Chào chị. Ngoài việc uống thuốc, chị nên mang vớ y khoa theo tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra chị cũng nên lưu ý thực hiện các động tác nâng cao chân, vận động phù hợp để bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch. Cần khám và tư vấn về bệnh tĩnh mạch, chị có thể liên hệ điện thoại 0987954545-0987950515 đặt lịch hẹn khám.
  • Những việc cần làm ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch – Cộng đồng bác sĩ2018-05-21 14:08:43
    […] ở bệnh viện thì bệnh đã trở nặng và bị biến chứng, bởi vì khi có những dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch như ngứa chân hay mạch máu hiện rõ…thì lại tự ý mua thuốc uống hoặc bỏ […]

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • gian tinh mach do ngoi lau

    Bị suy giãn tĩnh mạch chân vì những thói quen hàng ngày

    Một vài thói quen tưởng chừng như vô hại có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nội Dung1 Đứng, ngồi một chỗ quá lâu2 Lạm dụng rượu, bia, thuốc ngừa thai, dầu nóng…3 Mang giày cao gót, mặc trang phục bó sát Đứng, ngồi một chỗ quá lâu Khi [Xem thêm…]

  • gian tinh mach

    Massage có làm giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch?

    Bệnh giãn tĩnh mạch đang trở thành vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo thống kê, có khoảng 50% số người trung niên bị giãn tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch mạn tính. Bệnh giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe mà còn gây ra [Xem thêm…]

  • suy gian tinh mach chan

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở nam giới

    Nhiều người cho rằng bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh của phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng chiếm từ 17 đến 25% và nếu không được quan tâm chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Giãn tĩnh [Xem thêm…]

  • gian tinh mach khi mang thai

    Phụ nữ mang thai dễ bị giãn tĩnh mạch

    Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có khoảng 3 đến 4 người bị suy giãn tĩnh mạch. Vào khoảng tháng thứ ba của thai kỳ, thai phụ sẽ thấy xuất hiện những sợi gân xanh nổi dưới da. Càng về cuối thai kỳ, các tĩnh mạch bị sưng giãn và sậm màu sẽ xuất hiện [Xem thêm…]

  • nguyen nhan gian tinh mach

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch

    Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định một cách chính xác, rõ ràng. Song chúng ta có thể kể đến một vài nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về tĩnh mạch sau: Nội Dung1 Tuổi tác2 Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu3 [Xem thêm…]

LIÊN HỆ