Các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến với khoảng hơn 1/3 dân số mắc bệnh và có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, Giãn tĩnh mạch không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên bề mặt da như nổi gân xanh, đỏ, gân ngoằn ngoèo, da đổi màu vv… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khác như đi lại khó khăn, chân đau, chân lở loét và cản trở quá trình vận chuyển máu về tim vv… Tìm hiểu những biểu hiện giãn tĩnh mạch là rất cần thiết để có thể điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch

Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch có thể nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể nhìn thấy các tĩnh mạch bị giãn có màu xanh, màu sẫm hoặc hình dạng xoắn nổi lên dưới bề mặt da, tuy nhiên, không phải ai cũng có các dấu hiệu đó. Những triệu chứng ban đầu là người bệnh có cảm giác chân nặng nề, đau mỏi thường xuyên và tình trạng càng tồi tệ hơn sau thời gian phải đứng hoặc ngồi lâu. Khi bệnh tiến triển, có các biểu hiện là chân ngứa ran, châm chích, có thể sưng ở bàn chân và mắc các chân. Da chân đổi màu, da khô, mỏng, các tĩnh mạch sưng viêm. Khi giãn tĩnh mạch đã sang giai đoạn biến chứng sẽ hình thành các vết loét và chân có thể bị chảy máu sau những chấn thương nhỏ.

Giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng khi có dấu hiệu của sự tắc nghẽn làm hình thành các cục máu đông di chuyển trong lòng tĩnh mạch, có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch như thế nào?

 

Các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch
Các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch

 

Để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch, bảo vệ bản thân, bạn cần lưu ý:

  • Tập thể dục đều đặn, quen thuộc như đi bộ hàng ngày, tăng cường các hoạt động bơi lội, đi xe đạp vv…
  • Lưu ý cách sử dụng trang phục, không sử dụng trang phục quá bó eo, hông và ôm chân gây cản trở lưu thông máu, không đi giày cao gót có hại cho tĩnh mạch.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và trái cây tươi, không ăn nhiều tinh bột mì trắng, thực phẩm chế biến sẵn, không ăn nhiều muối, nhiều đường.
  • Việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ dẫn tới việc tích tụ máu dưới chân vì vậy, nếu bạn đang làm một công việc không có nhiều cơ hội vận động, hãy cố gắng đứng lên và thay đổi tư thế vài lần trong ngày.

Những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra chân bạn và ghi nhận các dấu hiệu, sau đó siêu âm mạch máu doppler xác định hệ thống tĩnh mạch nào suy, tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu hoặc các nhánh tĩnh mạch xuyên, để từ đó có kế hoạch điều trị cho cho người bệnh sớm nhất có thể.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Nữ giới có khả năng bị giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới

    Phụ nữ nên hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

    Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở nữ giới. Bệnh không chỉ khiến chân trở nên khó coi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nữ giới nên chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có thể phòng ngừa, sống chung với bệnh và thậm chí chữa khỏi bệnh. Nội [Xem thêm…]

  • chon-giay-de-tranh-gian-tinh-mach-chan

    Chọn giày phù hợp để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân

    Giày dép có tác động đáng kể trong việc bơm máu từ chân về tim. Lựa chọn giày dép phù hợp là một trong những cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.   Nội Dung1 Phụ nữ mang giày cao gót dễ bị giãn tĩnh mạch2 Nên chọn loại giày nào để [Xem thêm…]

  • Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả và an toàn

    CAN THIỆP XƠ HÓA TĨNH MẠCH ĐỂ TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TAY

    Các tĩnh mạch (mà chúng ta quen gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt tay có thể được loại bỏ một cách hiệu quả và an toàn bằng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên mu bàn tay gọi là giãn tĩnh mạch tay. [Xem thêm…]

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

LIÊN HỆ