Đặt câu hỏi về việc điều trị giãn tĩnh mạch

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, và có nhiều băn khoăn trước khi quyết định điều trị, bạn cần được trả lời các câu hỏi sau đây:

Có bao nhiêu phương pháp điều trị cho bệnh giãn tĩnh mạch?

Ngày nay, có nhiều lựa chọn điều trị cho hầu hết các bệnh về tĩnh mạch, bao gồm giãn tĩnh mạch nông, sâu và tĩnh mạch nhện. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp kỹ thuật cao: Keo sinh học, Laser nội mạch, sóng cao tần… là những thủ thuật xâm lấn tối thiểu loại bỏ tĩnh mạch bị bệnh mà không gây đau đớn cho bệnh nhân và bạn có thể ra về ngay sau khi điều trị. Các phương pháp tiến tiến này đã thay thế rất nhiều cho phương pháp phẫu thuật cổ điển. Trên thực tế, phẫu thuật mở chỉ dành cho một số ít bệnh nhân tĩnh mạch trong một số trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, tĩnh mạch giãn tĩnh ở tay hay tĩnh mạch mạng nhện có thể được điều trị bằng liệu pháp xơ hóa, liệu pháp laser bề mặt. Mỗi phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch dù có lợi thế và tỷ lệ thành công khác nhau nhưng hầu hết đều khá an toàn. Bác sĩ sẽ là người giúp bạn lựa chọn phương pháp tốt nhất cho tình trạng của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp trong một lần điều trị.

TM - Cau hoi ve Tm 03082021

Các phương pháp điều trị có đau hoặc có các phản ứng phụ gì không?

Tất cả các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch có một số tác dụng phụ, thậm chí các thủ thuật ít xâm lấn hơn như liệu pháp laser bề mặt và liệu pháp xơ hóa cho tĩnh mạch bị giãn cũng khiến cho bạn có thể cảm thấy đau, dù rất ít (như mũi kim chích) và trong thời gian rất ngắn. Các thủ tục xâm lấn hơn, như phẫu thuật thắt ống tĩnh mạch và tước tĩnh mạch có thể có nhiều biến chứng và đau hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu bất kỳ cơn đau nào mà bạn có thể gặp trong và sau khi làm thủ thuật. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng túi nước đá, tiêm thuốc tê để làm mát khu vực đang được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao.

Bệnh nhân cần bao nhiêu buổi điều trị?

Tất cả điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như có bao nhiêu tĩnh mạch bị giãn cần được điều trị, mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn… Nếu bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông và chỉ có một tĩnh mạch gây đau đớn hoặc một vài tĩnh mạch nhện, bệnh nhân có thể có được điều trị kết hợp với 1-2 phương pháp điều trị phù hợp với thời gian thực hiện trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ hoặc có thể lâu hơn nếu bệnh nhân có nhiều tĩnh mạch bị bệnh và tình trạng bệnh phức tạp hơn. Trong trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch sâu thì chỉ cần điều trị nội khoa, uống thuốc và tham khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi bệnh.

Sau khi điều trị tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ như thế nào?

Sau khi loại bỏ những tính mạch bị giãn các cơn đau nhức, khó chịu sẽ bắt đầu giảm dần. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường nhưng cũng phải lưu ý khi vận động để hồi phục nhanh hơn. Sau khi điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ dần lấy lại được cân bằng cuộc sống và nâng cao chất lượng sống tốt hơn bằng những thói quen ăn uống và tập luyện hằng ngày. Bệnh giãn tĩnh mạch hầu như không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bệnh nhân có thể lơ là và không thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào. Trong một số trường hợp, biến chứng cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể gây ra tử vong.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận
  • nguyễn văn Trực2022-05-08 08:05:23
    Vợ tôi(68tuổi) thường bị đau co thắt hai bên mông. Một lúc thì hết, có phải do gtm?
    • Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn2022-05-12 10:51:00
      Chào anh. Theo những dấu hiệu được mô tả thì triệu chứng của chị không phải do giãn tĩnh mạch.

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • laser-dieu-tri-gian-tinh-mach

    TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ HAY KHÔNG ?

    “Dù tĩnh mạch mạng nhện ít khi gây phiền hà hay những đau đớn cho bệnh nhân nhưng chúng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân, khiến họ kém tự tin khi gặp người khác. Điều trị tĩnh mạch mạng nhện không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho vùng da bị bệnh mà [Xem thêm…]

  • gian-tinh-mach-co-the-gay-tu-vong

    Lưu ý: Bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến tử vong

    Không chỉ gây đau, mỏi chân, chuột rút, nổi gân xanh… bệnh giãn tĩnh mạch chân còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. TS BS Trần Thanh Vỹ (Khoa Lồng ngực-Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết “Giãn tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự [Xem thêm…]

  • Nữ giới có khả năng bị giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới

    Phụ nữ nên hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

    Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở nữ giới. Bệnh không chỉ khiến chân trở nên khó coi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nữ giới nên chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có thể phòng ngừa, sống chung với bệnh và thậm chí chữa khỏi bệnh. Nội [Xem thêm…]

  • chon-giay-de-tranh-gian-tinh-mach-chan

    Chọn giày phù hợp để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân

    Giày dép có tác động đáng kể trong việc bơm máu từ chân về tim. Lựa chọn giày dép phù hợp là một trong những cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.   Nội Dung1 Phụ nữ mang giày cao gót dễ bị giãn tĩnh mạch2 Nên chọn loại giày nào để [Xem thêm…]

  • Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả và an toàn

    CAN THIỆP XƠ HÓA TĨNH MẠCH ĐỂ TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TAY

    Các tĩnh mạch (mà chúng ta quen gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt tay có thể được loại bỏ một cách hiệu quả và an toàn bằng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên mu bàn tay gọi là giãn tĩnh mạch tay. [Xem thêm…]

LIÊN HỆ