Nặng, mỏi, đau nhức chân, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo, chuột rút về đêm… là những dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Giãn tĩnh mạch là hậu quả của suy van tĩnh mạch. Suy van tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, người lớn tuổi, người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều…
Dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, thoáng qua, mặt khác lại dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp nên người bệnh dễ dàng bỏ qua. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa.
- Đau nhức, nặng và mỏi chân
- Cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm
- Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân
- Phù chân thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc…
Thông thường, các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi chiều tối, sau khi đứng hay ngồi lâu, phụ nữ khi hành kinh… Theo thời gian, các biểu hiện cũng sẽ rõ ràng hơn, cảm giác đau nhức, nặng mỏi, khó chịu vùng chân cũng theo đó mà tăng tiến.
Việc cần làm để xác định xem có phải bạn đã mắc phải căn bệnh này hay không là khám và siêu âm mạch máu. Quy trình khám sẽ gồm việc thăm hỏi của bác sĩ và bạn cung cấp các thông tin về triệu chứng mà bạn gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ trực tiếp khám bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài của vùng bị bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm vùng bị bệnh để xác định bệnh nhân có bị giãn tĩnh mạch hay không, bệnh đang ở cấp độ mấy và có xuất hiện dòng máu chảy ngược trong lòng tĩnh mạch hoặc có huyết khối hay không để từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Đối với căn bệnh Giãn tĩnh mạch thì việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì càng có lợi đối với sức khỏe của người bệnh. Nhiều trường hợp đợi đến khi tình trạng đau nhức hoặc phù nề nặng thậm chí dẫn đến chân lở loét mới quan tâm đến việc điều trị thì lúc này vừa phải chịu đựng những đau đớn mà căn bệnh gây ra, người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng vết thương khiến việc điều trị trở nên phức tạp, tốn kém mà kết quả điều trị lại không như mong đợi. Vì vậy hãy tiến hành tầm soát suy giãn tĩnh mạch khi ở giai đoạn sớm, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên đừng chần chừ, hãy đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch để nhận được sự tư vấn, điều trị kịp thời từ bác sĩ, hãy chủ động bảo vệ đôi chân của bạn khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch.
“Bệnh giãn tĩnh mạch nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cho kết quả tốt hơn. Bệnh nhân không nên để đến khi bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng mới đi khám. Khi có bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh có thể đến Phòng khám Tĩnh mạch để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0987.95.45.45 – 0987.95.05.05“
Thảo Luận