Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ xuất hiện ở chân – vị trí phổ biến nhất, bệnh còn có thể xảy ra ở tay nhưng thường ít được chú ý. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.
Nội Dung
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân
Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người hay đứng lâu, ngồi nhiều hoặc lớn tuổi. Một số dấu hiệu nhận biết:
- Chân nặng, mỏi – đặc biệt về chiều tối hoặc sau khi đứng lâu
- Nổi gân xanh ngoằn ngoèo dưới da (thường ở mặt sau bắp chân, khoeo, cổ chân)
- Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò
- Đau âm ỉ dọc theo đường tĩnh mạch
- Phù nhẹ cổ chân, bàn chân (đặc biệt vào cuối ngày)
- Ngứa, da sạm màu, dễ bong tróc vùng cẳng chân
- Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện loét da, rỉ dịch, thậm chí vỡ tĩnh mạch gây chảy máu.

Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tay
Tuy ít gặp hơn, giãn tĩnh mạch tay vẫn có thể xảy ra – nhất là ở người tập gym, mang vác nặng, làm việc tay chân nhiều.
-
Gân xanh nổi rõ ở mu bàn tay, cẳng tay, thấy rõ khi dang tay xuống thấp
-
Tay có cảm giác mỏi, tê nhẹ hoặc rát nhẹ dưới da
-
Đau khi cử động lặp lại (bưng bê, xoay vặn)
-
Cảm giác nóng rát vùng tay, khó chịu về chiều tối
-
Một số trường hợp có thể thấy da tay mỏng đi, nhạy cảm hơn
Lưu ý: Không phải ai nổi gân tay là bị bệnh. Gân tay có thể nổi do cơ địa, da mỏng hoặc do vận động – chỉ khi đi kèm đau, tê, nặng tay… mới cần kiểm tra chuyên sâu.
Khi nào nên đi khám?
Bạn nên đến chuyên khoa mạch máu khi thấy:
-
Triệu chứng kéo dài > 2 tuần
-
Ngày càng nổi nhiều gân xanh kèm mỏi, đau
-
Có sưng, phù, da đổi màu hoặc cảm giác tê buốt kéo dài
-
Làm việc cần đứng/nâng tay lâu, muốn kiểm tra để phòng ngừa sớm
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bệnh không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu để lâu:
-
Tĩnh mạch ngày càng giãn to, có thể vỡ
-
Tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, thậm chí thuyên tắc phổi
-
Mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống, khó vận động
Bạn nên làm gì tiếp theo?
Việc điều trị hiện nay rất nhẹ nhàng, không cần mổ, nhiều phương pháp như:
-
Điều trị nội khoa (mang vớ, dùng thuốc theo chỉ định)
-
Tiêm xơ, laser nội mạch, sóng cao tần…
Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp – nhiều trường hợp chỉ cần điều trị 1 lần, đi về trong ngày là đã cải thiện rõ.
Lưu ý quan trọng:
(*) Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
(**) Mỗi người có tình trạng khác nhau, việc điều trị cần dựa trên kết quả khám lâm sàng tại Phòng khám Chuyên khoa Tĩnh mạch Sài Gòn.

“Bệnh giãn tĩnh mạch nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cho kết quả tốt hơn. Bệnh nhân không nên để đến khi bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng mới đi khám. Khi có bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh có thể đến Phòng khám Tĩnh mạch để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0987.95.45.45 – 0987.95.05.05“
Thảo Luận