Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định một cách chính xác, rõ ràng. Song chúng ta có thể kể đến một vài nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về tĩnh mạch sau:
Tuổi tác
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch là từ 30 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu
Khi ta đứng hay ngồi lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ xảy ra.
Những người làm việc tại các văn phòng, các nhà máy dệt may… với yêu cầu công việc phải ngồi hoặc đứng suốt nhiều giờ mỗi ngày, ít di chuyển rất dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
Di truyền
Một số nghiên cứu cho thấy bệnh suy giãn tĩnh mạch có tính chất di truyền. Một người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.
Mang thai
Mang thai, sinh nở nhiều lần làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp 2 lần. Nguyên nhân là do tăng hoóc môn nữ, tăng khối lượng máu trong quá trình mang thai.
Thói quen mang giày cao gót, mặc quần quá chật, sử dụng thuốc tránh thai cũng khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch dễ xảy ra.
Ngoài ra, béo phì và táo bón kinh niên cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Một trong những căn bệnh phổ biến, thường hay gặp ở chị em phụ nữ đặc biệt là những người thường xuyên phải làm các nghề nghiệp có đặc thù đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ hay các bác sĩ phẫu thuật đó là bệnh giãn tĩnh mạch.
Thảo Luận