Tại sao phụ nữ thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người. Thế nhưng nó lại gây khó khăn cho con người trong cuộc sống cũng như không đẹp về mặt thẩm mỹ. Có nhiều người thờ ơ với bệnh đã gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, việc hiểu rõ căn bệnh này và biết cách phòng tránh là điều rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với nam giới. Vậy nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh giãn tĩnh mạch là do đâu?

Yếu tố hormone

Như mọi người đều biết đặc trưng của phái nữ là có hàm lượng estrogen cao, kinh nguyệt,… Trong thời kỳ kinh nguyệt, hàm lượng estrogen sẽ tăng cao gây ứ đọng máu ở chân, góp phần gây giãn tĩnh mạch ở đó. Hơn nữa, thiên chức của phụ nữ là mang thai và làm mẹ. Khi thai nhi dần lớn lên đã chèn ép các đường dẫn máu về tim khiến các bà bầu thường bị thiếu máu và suy tĩnh mạch. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai như tăng lượng progesterone cũng là một nguyên nhân. Có nghiên cứu cho thấy gần một nửa phụ nữ mang thai mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tính chất công việc

Với những công việc đòi hỏi phải đứng hay ngồi nhiều cũng có khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn những công việc khác. Bởi lẽ, khi đứng hay ngồi một chỗ trong thời gian dài thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã tăng áp lực cho tĩnh mạch, hạn chế việc lưu thông máu khiến tĩnh mạch bị suy giãn. Những công việc trên thường tập trung vào nữ giới ở các ngành nghề như nhân viên văn phòng, người mẫu, PG, nhân viên bán hàng,…

Nhu cầu làm đẹp

Đặc quyền của phái nữ là việc được làm đẹp, được đi giày cao gót. Giày cao gót sẽ giúp tôn lên vóc dáng mảnh khảnh của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi đi giày cao gót thường xuyên và trong thời gian dài thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Bởi vì khi đó, lực sẽ không được dàn đều cả bàn chân mà chỉ tập trung ở ngón chân khiến cho quá trình lưu thông máu từ chân về tim khó khăn hơn.

Bên cạnh việc đi giày cao gót, việc mặc quần áo quá bó sát cũng sẽ gây cản trở cho quá trình đưa máu về tim. Do vậy, khi ở nhà, phụ nữ nên ưu tiên những bộ quần áo thoải mái, mềm mại và nên massage chân thường xuyên để kích thích tuần hoàn máu.

Thói quen ngồi vắt chéo chân

Phụ nữ thường được gắn với những hình ảnh duyên dáng, khép nép đặc biệt là khi mặc váy. Do vậy, việc ngồi vắt chéo chân là tư thế ngồi quen thuộc của phụ nữ. Tuy nhiên, điều này lại chèn ép lên mạch máu của một bên chân ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Nữ giới có khả năng bị giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới

    Phụ nữ nên hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

    Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở nữ giới. Bệnh không chỉ khiến chân trở nên khó coi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nữ giới nên chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có thể phòng ngừa, sống chung với bệnh và thậm chí chữa khỏi bệnh. Nội [Xem thêm…]

  • chon-giay-de-tranh-gian-tinh-mach-chan

    Chọn giày phù hợp để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân

    Giày dép có tác động đáng kể trong việc bơm máu từ chân về tim. Lựa chọn giày dép phù hợp là một trong những cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.   Nội Dung1 Phụ nữ mang giày cao gót dễ bị giãn tĩnh mạch2 Nên chọn loại giày nào để [Xem thêm…]

  • Chích xơ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả và an toàn

    CAN THIỆP XƠ HÓA TĨNH MẠCH ĐỂ TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TAY

    Các tĩnh mạch (mà chúng ta quen gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt tay có thể được loại bỏ một cách hiệu quả và an toàn bằng phương pháp xơ hóa tĩnh mạch. Tình trạng gân xanh giãn lớn, nổi rõ trên mu bàn tay gọi là giãn tĩnh mạch tay. [Xem thêm…]

  • bac-si-TRAN-THANH-VY-chuyen-khoa-long-nguc-mach-mau-tinh-mach

    Tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị hiệu quả

    Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là gì, bệnh có nguy hiểm không? (Nguyễn Thị Lan, Dĩ An, Bình Dương) Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, đây chính là lý do [Xem thêm…]

  • cac-cap-do-gian-tinh-mach-1

    6 cấp độ giãn tĩnh mạch

    Xác định các cấp độ giãn tĩnh mạch mang ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị tĩnh mạch. Qua đó, tăng cường hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian điều tri cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nhiều thống kê uy tín cho [Xem thêm…]

LIÊN HỆ