THẮC MẮC CỦA BỆNH NHÂN SAU KHI ĐIỀU TRỊ TĨNH MẠCH

Việc lưu ý chăm sóc bản thân đúng cách sau khi phẫu thuật hoặc can thiệp tĩnh mạch là rất quan trọng. Nếu bạn vừa trải qua quá trình điều trị tĩnh mạch thì những thông tin sau đây sẽ rất cần thiết.

IMG_1787 fix
Giải đáp thắc mắc thường gặp của bệnh nhân điều trị giãn tĩnh mạch

Thời gian phục hồi mất bao lâu?

  • Việc phục hồi phụ thuộc vào phương pháp chữa trị. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến là laser nội mạch và sóng cao tần. Quá trình điều trị của mỗi phương pháp thường rất ngắn, chỉ từ 30 đến 45 phút, sau đó người bệnh được ra về ngay trong ngày.
  • Sẽ mất khoảng từ 1 đến 2 tuần để bạn phục hồi hoàn toàn. Nếu điều trị cả 2 chân, thời gian phục hồi có thể lâu hơn.
  • Khi trở về nhà sau quá trình điều trị, bạn hãy nghỉ ngơi trọn ngày như một liều thuốc bổ. Điều đó cũng giúp quá trình phục hồi tốt hơn. Nếu cảm thấy hơi nhói hay có cảm giác như bị đốt thì bạn cũng không cần lo lắng vì tình trạng đó sẽ không kéo dài. Bác sĩ của bạn sẽ kê toa liều thuốc giảm đau, phòng có thể sử dụng trong những trường hợp như thế.

Nên tự chăm sóc bản thân như thế nào?

  • Nếu điều trị bằng laser nội mạch hay sóng cao tần, việc chăm sóc sau điều trị không phải là vấn đề gây phiền toái nhưng nếu điều trị bằng phẫu thuật thì sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý băng gạc phải được giữ trong vòng 24 tới 48 tiếng và vết thương có thể sẽ rỉ máu nhẹ.
  • Nếu vết thương chảy máu qua băng gạc, hãy nâng cao chân và áp nhẹ tay nén nhẹ lên bên ngoài miếng gạc của vết thương. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy trong 2 ngày, bạn nên đến khám bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Bạn có thể tắm với nước mát nhưng không nên đi bơi hoặc tắm ở nhà tắm công cộng cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.
  • Sau khi điều trị, người bệnh được khuyến cáo phải mang vớ y khoa ít nhất 3 ngày, vớ nên mang liên tục và chỉ tháo ra khi tắm và ngủ. Vớ nén y khoa giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và giúp chân bạn có cảm giác dễ chịu hơn.

Có nên vận động ngay hay không?

  • Phản ứng của người bệnh sẽ bị chậm đi vì thuốc gây tê. Sẽ có sự châm chích nhẹ ở chân, nên hãy đợi ít nhất sau 48 giờ mới điều khiển phương tiện giao thông, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  • Trong thời gian hồi phục, cần tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Các bài tập nặng hay nâng tạ nặng không được khuyến khích trong ít nhất 2 tuần đầu sau điều trị.
  • Đi bộ nhẹ nhàng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa ứ đọng máu.

Bác sĩ sẽ cho lịch hẹn tái khám sau khi điều trị. Để bệnh không tái phát, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp, vận động thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp mang vớ y khoa.

Những thông tin trên đây sẽ giúp giải đáp nhiều băn khoăn của người bệnh sau khi điều trị giãn tĩnh mạch. Dù vậy, tốt nhất, bạn vẫn cần tái khám đúng hẹn để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa vì bác sĩ là người có thể đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • Căn bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

    Căn bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

    Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể thấy ngày càng có nhiều căn bệnh xuất hiện và khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Một trong số đó có thể kể đến căn bệnh giãn tĩnh mạch chân. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Nội Dung1 Như thế nào [Xem thêm…]

  • Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch chi dưới

    Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch chi dưới

    Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng yếu ớt, không khỏe mạnh của cơ thể chúng ta và thói quen vận động, thói quen ăn uống, các thói quen sinh hoạt, … tất cả điều là nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới cho người mắc bệnh. [Xem thêm…]

  • Ích lợi việc điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch chân

    Ích lợi việc điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch chân

    Tứ chi chính là bộ phận quan trọng trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt 2 chi dưới có nhiệm vụ quan trọng trong việc gánh lấy trọng lượng của cơ thể chúng ta chính vì thế nên khi chúng ta tiến hành điều trị sớm bệnh về tĩnh mạch tại chi dưới có [Xem thêm…]

  • Vì sao nên quan tâm đến bệnh suy giảm tĩnh mạch

    Bạn biết gì về bệnh suy giảm tĩnh mạch?

    Trong cuộc sống hiện đại bận rộn chúng ta nhiều khi không có thời gian quan tâm đến sức khỏe của mình và khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chúng ta thường bỏ qua những triệu chứng thông thường đây là sai lầm lớn. Trong đó có một căn bệnh mà [Xem thêm…]

  • Những tác động sức khỏe đến từ việc vỡ tĩnh mạch dưới da

    Những tác động sức khỏe đến từ việc vỡ tĩnh mạch dưới da

    Không có một căn bệnh nào lại không để lại các tác động về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh, nặng hoặc nhẹ thì cũng đều là các hậu quả của bệnh và chứng bệnh vỡ tĩnh mạch dưới da cũng không ngoại lệ. Vậy chứng vỡ tĩnh mạch dưới da có hậu [Xem thêm…]

LIÊN HỆ