Cách điều trị giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết

Giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cách điều trị giãn tĩnh mạch.

Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời có thể làm suy yếu các tĩnh mạch khiến ảnh hưởng đến lưu lượng máu, lâu ngày có thể khiến viêm tắc tĩnh mạch nông dưới da khiến da vùng chân bị đỏ và các tĩnh mạch bị sưng và đau. Khi bệnh nặng hơn người bệnh có thể cảm thấy chân sưng tấy, đau nặng, biến đổi màu da, chân bị viêm, da vùng bị bệnh trở nên xơ cứng, lở loét hoặc có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể bị tách rời khỏi thành mạch, theo dòng máu trôi lên phía trên cơ thể có thể gây viêm tắc phổi, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết

Bệnh giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành nhiều giai đoạn khác nhau và tùy thuộc vào cấp độ bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Ở cấp độ nhẹ, bác sĩ điều trị có thể chỉ định uống các loại thuốc giúp làm bền thành mạch, kết hợp mang vớ y khoa và tập một số bài tập nhẹ giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu vùng chân tốt hơn. Ở những cấp độ nặng hơn, tùy vào tình trạng bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng laser nội mạch, sóng cao tần, chích xơ hoặc phẫu thuật. Các phương pháp điều trị này đều đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên để biết được phương pháp điều trị nào phù hợp trước đó bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng và siêu âm mạch máu để xác định vị trí tĩnh mạch bị bệnh và tiến hành điều trị.

 

cach-dieu-tri-gian-tinh-mach
Cách điều trị giãn tĩnh mạch

 

Ngoài ra một số thói quen có thể giúp phòng tránh và giảm nhẹ tình trạng suy giãn tĩnh mạch bạn có thể áp dụng ngay như:

Tránh mặc quần bó sát: Việc bạn mặc quần quá ôm sát cũng là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch ở chân. Bởi những chiếc quần bó sát gây cản trở sự lưu thông máu, khiến máu bị dồn ứ. Do đó để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì bạn nên hạn chế những chiếc quần ôm bó sát để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.

Uống đủ lượng nước cần thiết: Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, là yếu tố giúp máu tuần hoàn một cách hiệu quả. Do đó, để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây bệnh thì bạn nên cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần khoảng 2 lít mỗi ngày để giúp bảo vệ tình trạng sức khỏe của bạn.

Hạn chế đi giày cao gót: Việc đi giày cao gót quá cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch. Do đó, bạn nên hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó đi dép thoải mái, không quá chật để tạo sự thoải mái và không bị gò bó chân để máu tuần hoàn tốt hơn.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về cách điều trị giãn tĩnh mạch.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ