Một số điều cần biết về tình trạng bệnh vỡ tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây nên những triệu chứng thường gặp như đau chân, sưng chân, chuột rút về đêm hoặc chân nổi gân xanh tím mà còn có thể gây nên tình trạng nghiêm trọng hơn là hiện tượng của bệnh vỡ tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch chân và các biểu hiện nguy hiểm

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người lớn tuổi, những người làm công việc đòi hỏi cần phải đứng hoặc ngồi liên tục trong hàng giờ liên tiếp, phụ nữ mang thai nhiều lần hoặc người béo phì.. Suy giãn tĩnh mạch có nhiều cấp độ. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu kiến thức về bệnh, phần lớn người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã ở những cấp độ cao với các biểu hiện như: da chân đổi màu, lở loét, chân sưng đau phù nề và có thể bên trong lòng tĩnh mạch đã hình thành những cục máu đông nhiều khả năng gây thuyên tắc phổi, dẫn đến tử vong.

Vì sao suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên bệnh vỡ tĩnh mạch chân?

Tình huống vỡ tĩnh mạch chân hoàn toàn có thể xảy ra đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu tĩnh mạch là do áp lực thành mạch cao, khi chân gặp những va chạm hoặc cọ xát ở bề mặt da làm cho các tĩnh mạch suy giãn bị vỡ, máu chảy nhiều gây hoảng sợ cho người bệnh và thân nhân. Khi gặp những trường hợp này, những người xung quanh cần bình tĩnh để có thể xử lý tốt và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 

vo tinh mach
Vỡ tĩnh mạch chân

 

Bệnh nhân có thể gọi cấp cứu ngay sau khi vỡ tĩnh mạch, đó là cách tốt nhất nếu bản thân hoặc người nhà không biết phải làm gì. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi cấp cứu, người bệnh vỡ tĩnh mạch nên biết cách xử lý tình huống tại chỗ như :

  • Lấy khăn mềm hoặc gạc đặt ngay trên các vị trí chảy máu để duy trì áp lực dòng chảy.
  • Nằm ngay trên sàn, nâng chân lên cao hơn mức tim, gác chân lên bất cứ vật gì tiện lợi nhất xung quanh khu vực xảy ra tình trạng bệnh nhân bị vỡ tĩnh mạch. Người bệnh tránh cử động hoặc di chuyển đến nơi khác trong khi máu vẫn đang chảy.
  • Càng thư giãn càng tốt. Thường xuyên kiểm tra các tĩnh mạch xem có còn chảy máu không và lưu ý chỉ đứng dậy khi máu đã ngưng chảy hoàn toàn.
  • Dù máu đã ngừng chảy, vẫn cần giữ khăn nén vào tĩnh mạch cho đến khi đến gặp bác sĩ điều trị.

Bác sĩ có thể sẽ thực hiện phương pháp điều trị xơ hóa ngay vị trí tĩnh mạch bị vỡ để ngăn tình trạng lặp lại các đợt chảy máu. Sau đó, tùy theo thực tế khám, siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá các tĩnh mạch bị bệnh để có cách điều trị phù hợp.

Rate this post

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

LIÊN HỆ