ĐỪNG HIỂU SAI VỀ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng hơn 30% dân số. Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể. Tĩnh mạch bị suy giãn có thể làm trì trệ quá trình đưa máu từ chân trở về tim. Mặc dù nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh. Sau đây là những phán đoán sai lầm thường gặp do người bệnh chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Đừng hiểu sai về bệnh giãn tĩnh mạch
Đừng hiểu sai về bệnh giãn tĩnh mạch

Cho rằng bệnh giãn tĩnh mạch là vô hại. 

Nhiều người cho rằng suy giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thực tế, giãn tĩnh mạch không chỉ có những đường gân xanh, đỏ nổi ngoằn ngoèo dưới da mà bệnh còn gây ra những cơn đau, sưng chân, viêm da. Giai đoạn sau của bệnh, da có thể dày lên, đổi màu và chân lở loét. Nghiêm trọng hơn, là tình trạng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch, có thể gây thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong.

Cho rằng bị giãn tĩnh chỉ cần nhìn bằng mắt thường để phán đoán

Không phải ai suy giãn tĩnh mạch cũng bị nổi gân xanh, đỏ dưới da hoặc những đường gân ngoằn ngoèo. Có nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu, không thể nhìn thấy dấu hiệu trên da nhưng người bệnh vẫn có các triệu chứng: sưng chân, mỏi chân, chân nặng nề và đau nhức, bị chuột rút về đêm.

Tập thể dục chỉ làm bệnh giãn tĩnh mạch càng nặng thêm

Tập thể dục tốt cho sức khỏe và không có lý do gì không tiếp tục thực hiện khi phát hiện bị giãn tĩnh mạch. Nhiều môn thể thao có tác dụng tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Đối với những người bị suy tĩnh mạch sâu thì việc đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động sử dụng cơ bắp chân sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp đẩy máu lên phần trên của cơ thể.

Cho rằng lựa chọn điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ những tĩnh mạch bị giãn sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, phẫu thuật không hẳn là biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị giãn tĩnh mạch.

Giai đoạn đầu của bệnh, mang vớ áp lực được xem là lựa chọn hợp lý nếu tình trạng suy tĩnh mạch không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể sử dụng các phương pháp can thiệp tiên tiến như: xơ hóa tĩnh mạch, laser nội mạch hoặc sóng cao tần.

Chúng ta cần hiểu đúng về bệnh, tránh trường hợp vì chủ quan mà để bệnh phát triển nặng đến mức khó điều trị làm nguy hiểm đến tính mạng.

5 (100%) 1 vote

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có những biểu hiện của bệnh liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đừng vì tâm lý ngại ngùng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nghiệm trọng.

Đến với Phòng khám Tĩnh Mạch Sài Gòn, 606/24, Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM bạn sẽ nhận được:

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể click vào mục Tư vấn trực tuyến để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng. Các bác sĩ làm việc từ 8h-17h. Chúc bạn luôn khỏe!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
  • TH.S BS TRẦN THANH VỸ
  • TH.S BS TRẦN THỊ MAI THÙY
  • TH.S BS PHẠM ĐÌNH DUY
  • TH.S BS NGUYỄN LÂM VƯƠNG
  • Y TÁ DƯƠNG
  • Y TÁ QUỲNH

 

Thảo Luận
  • Truong my van2017-09-05 21:28:17
    Toi da uong thuoc dalpn 6 thâng va di vo y khoa nhung chan van dau vay toi phai dieu tri ra sao
    • Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn2017-09-26 15:43:19
      Nếu là giãn tĩnh mạch sâu và điều trị nội khoa, thời gian điều trị có thể từ 12-18 tháng. Dù vậy nếu qua 6 tháng điều trị mà bệnh không có dấu hiệu giảm, chị nên tái khám để bác sĩ kiểm lại và thay đổi kế hoạch điều trị.
  • Ngoc2017-08-24 10:21:21
    Xin hoi dieu tri bang p. phap cham cứu thi có hiệu quả gi trong viec dieu trị bệnh .cam on BS
    • Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn2017-08-29 11:30:33
      Bôi kem, massage, châm cứu có thể tạm thời giảm nhẹ các triệu chứng nhưng không phải có tác dụng như là một phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch cần được chẩn đoán bằng bác sĩ chuyên khoa, siêu âm mạch máu doppler xác định chính xác để có hướng điều trị phù hợp.

 

 

 

Bạn cần giúp đỡ?

 

Xem Thêm:

  • GIAM CAN CO CHUA GIAN TINH MACH

    Giảm cân có chữa khỏi chứng giãn tĩnh mạch hay không?

      Việc thừa cân sẽ gây thêm áp lực lên tĩnh mạch khiến các van tĩnh mạch dễ bị suy yếu. Khi van tĩnh mạch suy yếu, máu bắt đầu chảy ngược trong lòng tĩnh mạch. Tình trạng này được gọi là “trào ngược”. Với tình trạng trào ngược liên tục, qua thời gian, các tĩnh [Xem thêm…]

  • sieu am mach mau

    Hỏi đáp về siêu âm mạch máu

    Khi cần đánh giá về sức khỏe tĩnh mạch của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu họ siêu âm mạch máu.. Nội Dung1 Siêu âm mạch máu là gì?2 Siêu âm mạch máu có đau không?3 Siêu âm mạch máu cho biết điều gì?4 Chuẩn bị gì trước khi siêu âm mạch máu?5 Siêu [Xem thêm…]

  • phu nu benh

    Cách giúp phụ nữ không bị huyết khối, thiếu máu và suy giãn tĩnh mạch

    Phụ nữ đối mặt với nguy cơ dễ bị các bệnh về huyết khối, thiếu máu và suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Bạn nên làm gì để giúp mình tránh được những điều này? Cục máu đông ( huyết khối tĩnh mạch ) Lưu lượng máu chậm và nồng độ estrogen cao có [Xem thêm…]

  • dau hieu bao dong gian tinh mach

    Các dấu hiệu đáng báo động của bệnh giãn tĩnh mạch

      Suy giãn tĩnh mạch ban đầu không nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng. Vấn đề lớn nhất của chứng giãn tĩnh mạch là gây mất thẫm mỹ. Giãn tĩnh mạch là do tĩnh mạch phải chịu áp lực quá mức vì đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ. Nó có thể được kiểm [Xem thêm…]

  • gian tinh mach co the tu khoi khong

    Bệnh giãn tĩnh mạch có thể tự khỏi hay không?

    Người bị giãn tĩnh mạch, nếu tình trạng không quá tệ như chân không đau nhức, không có những biến chứng về da dẫn đến chàm ngứa, nổi vảy khô, sạm da hoặc loét chân và người mắc bệnh không quan tâm đến thẩm mỹ chân thì có thể sống chung với bệnh. Song, bệnh giãn [Xem thêm…]

LIÊN HỆ